Showing posts with label Truyền Thống Ăn Chay. Show all posts
Showing posts with label Truyền Thống Ăn Chay. Show all posts

Monday, April 10, 2017

Truyền Thống Ăn Chay: Văn hóa ẩm thực chay - Nhẹ nhàng nâng đỡ tâm hồn

Hồng Hạnh

(Garco 10) - Đến với văn hóa ẩm thực chay thanh đạm giúp mỗi người bình tâm trở lại cội nguồn an lạc, giải thoát khỏi những phiền muộn trong cuộc sống hiện đại.

Đất và Nước...
Cội nguồn của sự sống và niềm an lạc
Hòa mình vào thiên nhiên...
...Trở về với văn hóa thực vật
Để tâm thanh tịnh giữa cuộc sống ồn ào, náo nhiệt...
Theo dòng chảy lịch sử, văn hóa Việt Nam, người dân Việt đã có truyền thống làm các món ăn chay. Trước nay, không ít người nghĩ rằng ăn chay là biểu hiện tâm linh của những người tu hành theo đạo Phật. Với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và tinh thần, ngày càng có nhiều người lựa chọn ăn chay. Ẩm thực chay đã trở thành nét đẹp văn hóa.
Từ nguồn nguyên liệu thực vật phong phú, qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã trở thành nhiều món ăn chay độc đáo, đẹp mắt. Các loại ngũ cốc, rau quả, thực vật... đủ để cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng dồi dào, vitamin và khoáng chất giàu có nếu biết cách sử dụng hợp lý.
Ăn chay giúp tăng sức đề kháng và có thể phòng tránh được một số bệnh của thời hiện đại do ăn nhiều thịt như: gout, bệnh tim mạch, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường ... Giờ đây, các món chay đã qua chế biến giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn trong sử dụng. Ăn chay sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai vì những lợi ích tuyệt vời mang đến cho sức khỏe con người.
Ăn chay trường lại có thể làm những việc phi thường. Đó là những chính trị gia, doanh nhân, tri thức, nghệ sỹ thành công và có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Sự lựa chọn khôn ngoan của họ đã phần nào nói lên những lợi ích quan trọng của việc ăn chay. Nhà bác học nổi danh của thế kỷ 20 - Albert Einstein đưa ra khẳng định: "Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".
Đến với văn hóa ẩm thực chay thanh đạm giúp mỗi người bình tâm trở lại cội nguồn an lạc, giải thoát khỏi những phiền muộn trong cuộc sống hiện đại. Để từ đó mỗi người nhìn cuộc sống bằng ánh mắt nhân từ và bao dung, dễ dàng yêu lấy thiên nhiên bình dị quanh mình.

Sunday, December 25, 2016

Truyền Thống Ăn Chay: Chế độ ăn chay đã có từ thời Hy Lạp cổ đại


Translated article based on "Unearthing the ancient roots of vegetarianism" by Natalia Klimczak (Ancient-Origins.net)

Bạn có biết chế độ ăn chay đã có từ thời Hy Lạp cổ đại
Tân Dân, theo Ancient Origins 

(Thời Báo Today) - Chế độ ăn chay đã trở nên rất phổ biến trên thế giới trong những thập kỷ qua. Thế nhưng bạn có biết lối sống dựa trên sự tôn trọng cuộc sống của động vật và trách nhiệm đối với hành tinh này có nguồn gốc từ nền văn minh thung lũng sông Ấn và Hy Lạp cổ đại.

Người ta biết đến ăn chay từ thời cổ đại. Mặc dù người cổ đại đôi khi được miêu tả với vô số thịt trên bàn ăn, nhưng hình ảnh này có thể mang tính nghệ thuật nhiều hơn so với thực tế. Trên thực tế, nhân loại nói chung dường như chỉ ăn nhiều thịt trong 1.000 năm trở lại đây. Trước đó, việc tiêu thụ thịt không phổ biến. Một phần có thể là do các vấn đề liên quan đến săn bắn. Ví dụ, ở các nước sa mạc như Ai Cập vô cùng khó khăn để sản xuất đủ thịt cho toàn dân. Nhiều người cổ đại cũng có thế giới quan khác nhau – phần lớn đã bị các thế hệ sau lãng quên.

Tôn trọng động vật ở Châu Á cổ đại 

Chúng ta đã biết rằng người tiền sử hiến tế động vật trong các lễ nghi. Việc phát hiện ra xương động vật cũng cho thấy rằng họ không phải là người ăn chay. Tuy nhiên, có một khoảng thời gian nhiều người bắt đầu tránh ăn thịt và thích thực vật hơn. Theo nhiều tài liệu cổ, nguyên nhân đầu tiên cho sự thay đổi này là do họ có nhận thức khác về cuộc sống và thế giới động vật.

Bằng chứng cho thấy những người sáng lập chế độ ăn KHÔNG THỊT sống ở Châu Á, đặc biệt là trong các nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Một trong những người ủng hộ quan trọng bậc nhất việc ăn chay trong Phật giáo là hoàng đế Ashoka (304-232 trước Công nguyên), ông đã cố khuyến khích mọi người chăm sóc động vật.

Chủ ý của vua Ashoka là để ngăn chặn việc hiến tế động vật và dạy mọi người hãy tôn trọng động vật. Trong chỉ dụ của mình, ông đã viết:

“ Đấng Thần linh kính yêu, Vua Piyadasi, đã truyền xuống chỉ dụ này của giáo pháp được viết ra. Tại đây (trong lãnh thổ của ta) không có chúng sanh bị giết thịt hoặc cúng tế. Cũng không tổ chức các lễ hội, vì Đấng Thần linh kính yêu, vua Piyadasi, phản đối các lễ hội như vậy, mặc dù một số lễ hội dành cho Đấng Thần linh kính yêu, vua Piyadasi, được chấp nhận”. 

Chế độ ăn chay xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn hóa và tôn giáo Châu Á cổ xưa khác. Việc ăn chay chủ yếu phổ biến trong 2 tôn giáo: Ấn Độ giáo và Phật giáo. Mặc dù hiện nay một số tín đồ của các tôn giáo này không đồng ý với việc tránh ăn thịt, tuy thế theo truyền thống đó là một phần mạnh mẽ trong hoạt động tôn giáo của họ.

Ở Nhật Bản cổ đại, Hoàng đế Temmu cấm ăn thịt động vật hoang dã vào năm 675. Từ thời Nara đến giai đoạn phục hồi Minh Trị (khoảng 1.200 năm), người Nhật chủ yếu ăn gạo với đậu và rau củ. Cá cũng được phục vụ thường xuyên, nhưng món ăn của quốc gia này gần như hoàn toàn là thực vật. Người dân Nhật Bản thời kỳ này cũng có tuổi thọ rất dài, nhưng điều này bắt đầu thay đổi sau cuộc nổi dậy của Thiên hoàng Minh Trị – ông đã hủy bỏ lệnh cấm thịt từ cổ xưa vào nửa sau thế kỷ 19.

Thuyết ăn chay thời Châu Âu cổ đại 

Những tài liệu về người ăn chay đầu tiên của tác giả Herodotus, viết về những người đến từ bờ biển Bắc Phi. Sau đó, Diodorus Siculus giải thích rằng các bộ lạc ở Ethiopia cũng không ăn thịt.

Vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, việc ăn chay bắt đầu xuất hiện tại Hy Lạp. Nhà triết học nổi tiếng Pythagoras đã viết về phong trào tôn giáo trong “The Orphics”, tác phẩm cũng đã góp phần thúc đẩy phản cảm đối với việc ăn thịt. Pythagoras là một trong những triết gia phương Tây đầu tiên đẩy mạnh lối sống ăn chay – những người theo ông không bắt buộc phải ăn chay, nhưng đa số là người ăn chay. 
Một nhà triết học tên là Empedocles, sống trong thế kỷ thứ 5, cũng viết những tuyên bố triệt để ủng hộ quyền động vật và việc ăn chay. Plato, Hesiod, và Ovid cho rằng không ăn thịt là điều tốt cho con người. Hơn nữa, những người theo chủ nghĩa khắc kỷ và những nhà khuyến nho cũng ủng hộ ý tưởng này. Học viện của Plato đã có một lượng lớn người theo thuyết ăn chay. Xenocrates và Polemon cũng không ăn thịt. Ngoài ra, Porphyry, Plutarch, và Plotinus đã thử ăn chay, nhưng không rõ họ theo chế độ này bao lâu.

Thuyết ăn chay trong Cơ Đốc giáo 

Người ta tin rằng các nhà thần học nổi tiếng gồmThánh Thomas Aquinas, Thánh Augustine, và Thánh Phanxicô Assisi cũng ăn chay. Tuy nhiên, do thiếu bằng chứng, thông tin này vẫn chưa được xác nhận. Theo một số tác phẩm, những Kitô hữu đầu tiên ưa thích ăn chay.
Thuyết ăn chay là một điều bình thường trong thời đầu Cơ Đốc giáo chính thống Hy Lạp. Ở Nga, Hy Lạp, Serbia, Síp (Cyprus) và các quốc gia chính thống khác, những người thuộc nhà thờ đã theo một chế độ ăn uống không thịt và không rượu.

Sự tái sinh của ăn chay 

Thuyết ăn chay phần lớn biến mất ở châu Âu từ giữa thế kỷ thứ 4 và 6. Tuy nhiên vẫn được thực hiện trong vài nội quy của tín đồ Cơ Đốc giáo thời đầu từ các thầy tu trong thời Trung Cổ châu Âu, họ bị cấm ăn thịt nhưng vẫn được cá vì lý do tôn giáo. Chế độ không ăn thịt trở nên phổ biến một thời gian trong thời Phục Hưng và hiện nay đang được tái sinh một lần nữa.


Saturday, November 19, 2016

Truyền Thống Ăn Chay: Lạ lùng phở chay Đà Lạt

Lạ lùng phở chay Đà Lạt
Vân Anh

(SongMoi.vn) - Những ngày cuối tháng 10, Đà Lạt đón những cơn mưa trái mùa nặng hạt. Ăn món gì để hợp nhất với tiết se lạnh khi đã quá chán ngán thịt cá? Phở chay, có lẽ là sự lựa chọn hấp dẫn nhất.

Người Bắc đến đâu, phở theo đến đó. Nguồn gốc của món phở ở Đà Lạt có lẽ cũng bắt nguồn từ những cuộc di cư của người gốc Bắc vào miền đất cao nguyên này. Xì xụp nước phở nóng trong tiết trời se lạnh còn gì hợp hơn. Ở Đà Lạt cũng có nhiều quán phở, phở Hà Nội là chủ yếu. Nhưng lạ miệng nhất, không thể không kể đến phở chay vào những ngày rằm, mùng một.

Để làm ra bát phở, ai cũng biết phải trải qua biết bao công đoạn kỳ công. Riêng việc chuẩn bị nước dùng cũng đã mất cả ngày trời ninh nấu. Đó là chưa kể đến công đoạn chọn thực phẩm để có được nồi nước dùng đúng chuẩn, đúng vị. Làm phở chay, có khi còn kỳ công hơn, vì phải nghĩ xem làm thế nào, để bát nước dùng có thể đạt đến độ cân bằng mặn mà chứ không phải vị ngọt lờ lợ như nước dùng rau củ bình thường. Làm món chay hẳn nhiên không thể thiếu nấm, rau củ, đậu hủ. Phở chay Đà Lạt cũng vậy! Vẫn là những nguyên liệu đơn giản, nhưng qua bàn tay chế biến cùng sự sáng tạo của người nấu lại trở thảnh món ăn thơm lừng hấp dẫn với ngay cả những người không thích món chay.

Phở chay thường được dọn kèm đĩa rau xanh lớn, tương đỏ, tương đen, chanh và ớt tươi thái lát. Bên cạnh bát phở rực rỡ màu sắc của các loại nguyên liệu tự nhiên lại thêm màu xanh mát mẻ nhiều cấp độ của rau tươi, màu đỏ gay của ớt, màu nâu đen là lạ của tương đen, ngần ấy sắc màu đã đủ khiến người ta tò mò về mùi vị bát phở chay ấy.

Nguồn gốc của đĩa rau xanh, có lẽ bắt nguồn từ thói quen ăn phở dùng với nhiều rau của người gốc Nam, lên đến đất Đà Lạt bốn mùa rau xanh tươi tốt, rau xanh và rau thơm lại càng được chuộng và được sử dụng với rất nhiều món ăn. Nhìn đĩa rau tươi đầy đặn với xà lách nguyên lá, xà lách xắt mỏng, lá bạc hà, lá răng cưa, lá rau húng, dù có là buổi tối mát mẻ đến đâu, cơn thèm rau cũng sẽ tự động trào lên. Làm sao có thể chối từ những lát rau xanh mượt ấy dầm trong thứ nước phở đang bốc hơi nghi ngút? Mà rất hay, ăn bát phở tưởng như công việc đơn giản nhất, lại cũng “lắm công phu”. Cái thú vui ăn uống ở đây, là việc bứt từng lá húng, lá bạc hà từ cành rau, thả vào bát phở, cho đằm nước dùng, rồi nhanh chóng ăn khi rau còn màu xanh biếc, còn giòn, còn đằm vị rau tươi.


Không ai nghĩ một món ăn chay lại có thể cầu kì đến thế. Một bát phở chay thường đầy ắp bánh phở (loại bánh dày dặn hơn bánh phở miền Bắc), nấm tươi kho, chả chay các loại kho, đậu rán, hành khô, hành tây thái lát và cuối cùng là lạc rang. Nguyên liệu được chế biến riêng, đủ thấy sự cầu kì. Dù vẫn gọi là phở, nhưng đã được biến tấu và sáng tạo nhiều, để vừa phù hợp với người ăn chay, vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng thay thế món mặn mà vẫn đảm bảo ngon miệng, hấp dẫn. Nước dùng phở được ninh từ nhiều loại rau củ, nêm nếm rất khéo, vị ngọt thanh thoảng ngũ vị, thơm lừng, ướp vào từng thành phần riêng biệt trong bát phở. Ngoài việc làm dậy vị ngũ vị còn khiến bát phở dậy mùi, ấm áp cả một ngày mưa trái mùa nơi phố núi.

Khi dùng phở chay, đừng quên cho tương đen và tương đỏ, dù chỉ một chút thôi, cũng đủ làm cho bát phở thêm đậm đà. Tương đỏ chính là tương ớt, nhưng còn tương đen? Tương đen thực chất du nhập vào miền Nam từ món ăn Trung Hoa. Chế biến tương đen cần rất nhiều nguyên liệu: nước, đường, đậu tương, dấm trắng, gạo, muối ăn, bột mì, tỏi, ớt. Từng ấy thứ hương vị trộn lẫn trong bát tương nhỏ, khiến cho nước dùng phở đã ngọt càng thêm ngọt, đã thơm càng thêm thơm, đã đậm đà lại càng thêm đậm đà.

Chỉ khi kết hợp tất cả nguyên liệu, người ta mới có thể thực sự cảm nhận được những tinh túy của bát phở chay, khi mà khứu giác, vị giác được thăng hoa. Sợi bánh phở mềm mại, chả chay kho có cái dai dai, sần sật ăn rất thích. Lại thêm nấm kho mặn mà, đậu hủ rán thơm tho, vị hơi gắt của hành tây thái lát, sự tươi mát của rau húng, lá bạc hà… Ăn phở chay Đà Lạt, vừa là thưởng thức món ăn, vừa trải nghiệm phong vị ẩm thực rất khác.

Món chay, không biết từ bao giờ đã gắn liền với đời sống ẩm thực người dân phố núi. Cũng bởi thế, họ không ngừng sáng tạo, làm mới những món ăn chỉ với nguyên liệu cơ bản. Trong hành trình ấy, phở chay ra đời, hội tụ những nét tinh tế của ẩm thực các vùng miền, lại có những biến tấu riêng, chỉ Đà Lạt mới có. Để một ngày mưa trái mùa, những lữ khách lạc bước được xì xụp hít hà cả hương lẫn vị của một bát phở chay, thấy ấm áp lạ kỳ.


Sunday, February 07, 2016

Truyền Thống Ăn Chay: Chiếc áo vua Nguyễn mặc cầu mưa thuận gió hòa

Emperor Khải Định of the Nguyễn Dynasty in the Giao ceremonial robe (File photo). During the Giao ceremony at the beginning of the New Year, His Majesty prayed for the welfare of his nation and peace for his people. In order to prepare for the prayers, the emperor traditionally observed a simple lifestyle and the vegan diet for at least three days.

Chiếc áo vua Nguyễn mặc cầu mưa thuận gió hòa
Bài & ảnh: Nguyễn Đông

(VNE) - Đức Từ Cung, hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn, trước khi mất đã để lại bảo vật là chiếc áo tế Giao vốn được vua Nguyễn mặc trong lễ tế ngày đầu xuân cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Đức Từ Cung (vợ vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại) qua đời năm 1980. Trước lúc nhắm mắt, bà hiến tặng cho Nhà nước nhiều bộ trang phục hoàng gia. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị tiếp nhận. Những người làm công tác nghiên cứu như "được vàng" khi biết trong số hiện vật này có chiếc áo các vua Nguyễn mặc trong quốc lễ tế Giao.

Tế Giao là lễ tế trời đất và các vị thần linh quan trọng nhất trong bờ cõi quốc gia. Chỉ vua mới có quyền làm lễ tế Giao, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại cũng như uy quyền của hoàng đế tuân theo mệnh trời để cai trị dân chúng. Nghi lễ này có từ thời nhà Lý và các triều đại phong kiến tiếp theo bảo tồn, nhưng chỉ còn triều Nguyễn để lại áo tế Giao.

Chiếc áo tế Giao đang được lưu giữ
tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
"Chiếc áo không chỉ là trang phục mà còn là biểu trưng cho quyền lực của thiên tử. Người được trời đất chứng giám mới có đủ năng lực để nối kết trời với đất, thay mặt thần dân cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an", bà Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, phân tích.

Áo tế Giao được truyền qua các đời vua Nguyễn và là một trong số ít hiện vật độc bản của triều Nguyễn, vừa được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia. "Chiến tranh loạn lạc, bà Từ Cung đã phải bán đi nhiều trang phục, trang sức của hoàng tộc để sinh sống và tu sửa những đền thờ miếu mạo của nhà Nguyễn, nhưng vẫn quyết giữ lại áo tế Giao, đủ biết chiếc áo quan trọng và quý giá đến mức nào", bà Anh Vân nói.

Áo màu xanh đen, dài 117 cm, tà áo rộng 98 cm, hai cánh tay và vạt trước được thêu hình rồng 5 móng tinh xảo. Thân áo thêu mặt trời, mặt trăng, các vì sao tinh tú, mây, núi, sóng nước... Nhiều người lấy làm lạ vì truyền qua 13 vua nhà Nguyễn, áo vẫn còn mới? Bà Anh Vân lý giải: "Lễ tế Nam Giao thuộc hàng đại tự, mỗi năm vua chỉ mặc một lần và là áo khoác ngoài nên còn nguyên vẹn".

Hình rồng thêu trên ngực áo
Để chuẩn bị tế Giao người chủ tế phải thực hành nhiều nghi lễ, trong đó phải ăn chay nằm đất 3 ngày. Lễ được tổ chức tại điện Thái Hòa, sau đó, ngự đạo sẽ rước nhà vua đi qua Ngọ Môn, qua cửa Quảng Đức đến trước bến Phu Văn Lâu và lên thuyền để lên đàn tế phía Nam Kinh thành.

Đàn tế được vua Gia Long dựng vào năm 1806, gồm 3 tầng. Tầng trên hình tròn tượng trưng cho trời, hai tầng dưới hình vuông tượng trưng cho đất và con người. Bao quanh đàn tế là rừng thông xanh ngắt.

Từ khi đàn tế được xây dựng cho đến cuối thế kỷ 19, hàng năm triều Nguyễn đều tổ chức lễ tế Nam Giao vào mùa xuân. Đến thời vua Thành Thái (1889) và các đời vua sau này, do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên 3 năm triều đình mới tổ chức một lần. Trong lễ tế Nam Giao, có thể đích thân nhà vua đứng chủ tế hoặc giao cho quan khâm mệnh đại thần thay mặt làm chủ tế.

"Thời Pháp thuộc, lễ tế này chủ yếu mang tính hình thức, vì vai trò nhà vua không còn thiêng liêng như ngày trước", bà Anh Vân thông tin.

Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, đàn Nam Giao bị bỏ hoang phế. Ngày nay, đàn Nam Giao đã được phục hồi và tổ chức UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản Thế giới từ năm 1993. Riêng chiếc áo tế Giao hiện bảo quản tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế theo chế độ đặc biệt.

Sau gần 60 năm vắng bóng, năm 2004, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lần đầu tiên tái hiện từng phần lễ tế Nam Giao trong kỳ Festival. Về sau, đại lễ này dần được phục dựng gần như hoàn chỉnh. Nhưng khi đó thay mặt "vua" tế trời đất là một diễn viên nam.

Kỳ Festival gần đây nhất, để thêm tính tôn nghiêm, lễ tế do chính Bí thư tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Ngọc Thiện, hiện làm Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch, chủ trì.



Wednesday, February 03, 2016

Truyền Thống Ăn Chay: Món chay Việt

Rooted in the Buddhist tradition, veganism remains an essential aspect of the Vietnamese culture and continues to thrive in the present day.

Món chay Việt
Bài & ảnh: Nguyễn Luân

(Báo Ảnh Việt Nam) - Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa Phật giáo rất lâu đời, vì thế ẩm thực chay có sự ảnh hưởng khá lớn trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Đặc biệt, với tài chế biến của mình, người Việt đã tạo nên một kho tàng ẩm thực chay rất phong phú và đậm đà hương vị Việt.

Ẩm thực chay vốn xuất phát từ Phật giáo. Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ăn chay không chỉ giúp con người sống khỏe, mà còn cải thiện được một số bệnh tật. Vì thế, xu hướng “ăn chay để khỏe” ngày càng được người Việt đón nhận và sử dụng phổ biến.

Nguyên liệu để nấu các món chay chủ yếu là các thứ rau, củ, quả, đậu phụ, nấm... Nghệ thuật chế biến các món chay rất công phu, để các món ăn không chỉ vừa ngon, bổ dưỡng mà phải còn đẹp mắt, thậm chí trông như thật. Vì thế, ngoài các món luộc, xào đơn giản, người ta còn kỳ công chế biến thành những món ăn có hình thức trông như các món mặn. Ví dụ như món chay cũng có mề gà xào, tôm chiên bột, nem, trứng rán, thịt kho tàu... nhưng đương nhiên các nguyên liệu đều có nguồn gốc từ thực vật.




Để phục vụ xu thế ăn chay của người Việt, hiện nay ở Hà Nội, TpHCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước ngày càng xuất hiện nhiều nhà hàng chay và các cửa hàng bán đồ vật liệu chay. Thực đơn của các nhà hàng chay cũng rất đa dạng với các món khai vị, canh, kho, luộc, xào, nấu, lẩu, bún, cháo, súp...


Kết thúc mỗi bữa ăn chay, các nhà hàng thường phục vụ thực khách các món tráng miệng bằng hoa quả, chè, hoặc trà với mứt. Riêng các bạn nữ có thể chọn một loại trà có hương vị nhẹ nhàng như trà hoa hồng. Vị trà thanh nhẹ, hương trà thoang thoảng sẽ mang lại cảm giác sảng khoái, thư thái nhẹ nhàng giúp phục hồi sức khỏe để có thể tiếp tục công việc hàng ngày.

Một số địa chỉ quán chay nấu uy tín:
- Tại TpHCM: Nhà hàng chay Bông Súng số 86, Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1. ĐT: (08) 3822 0377. Email: nhahangchaybongsung@gmail.com, www.facebook.com/nhahangchaybongsung

- Tại Hà Nội: Cơm chay An Phúc, Số 11 Ngõ 131 Thái Hà, Đống Đa. ĐT: 0902 255 317. Email: comchayanphuc@gmail.com, www.comchayanphuc.net



Thursday, January 14, 2016

Truyền Thống Ăn Chay: Nguồn gốc & các kiểu ăn chay


The plant-based diet goes way back in history. Perhaps we have come full circle, getting back to basics in this 21st century and beyond.

Nguồn gốc & các kiểu ăn chay 
GS. Nguyễn Lân Dũng

(NNVN) - Xin hỏi nguồn gốc của tục ăn chay và các kiểu ăn chay trên thế giới? 
~ Chị Hoàng Mai Hoa, TX. Bến Cát, Bình Dương 

Theo Wikipedia thì ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ. 

Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau: Lý do đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế. Ở Ấn Độ ước tính khoảng 40% dân số là những người ăn chay. Trong luật tạng của Phật giáo quy định các tăng lữ phải ăn không quá giờ ngọ. Hằng tháng vào những ngày trăng rằm và đầu tháng (mùng 1 và 15 âm lịch) gọi là ngày Bố-tát là ngày định kỳ để thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành.

Bằng chứng xưa nhất về việc ăn chay là ở Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 6 TCN. Đối với khu vực châu Á, chế độ ăn chay có liên quan chặt chẽ với ý tưởng về việc không giết mổ động vật và được phát triển bởi các nhóm tôn giáo và triết học, còn đối với người Hy Lạp, người Ai Cập và những vùng khác thì việc ăn chay là nhằm mục đích thanh lọc y tế hoặc hình thức nghi lễ. 

Ở thời kỳ hậu cổ đại với Kitô giáo của đế quốc La Mã, ăn chay thực tế đã biến mất khỏi châu Âu cũng như các châu lục khác, ngoại trừ Ấn Độ. Trong thời kỳ đầu của Kitô giáo, thời các tông đồ, có lo ngại rằng ăn thịt có thể dẫn đến một sự không trong sạch khi tiến hành các nghi lễ. Sứ đồ Phao-lô mạnh mẽ chống lại quan điểm này. Trong các nhà thờ Công giáo thời Trung cổ, nhiều tu sĩ và ẩn sĩ trong các bối cảnh tu khổ hạnh từ bỏ việc tiêu thụ thịt. 

Chỉ trong những năm đầu thời kỳ cận đại, một vài nhân vật nổi tiếng Kitô giáo mới xác định việc ăn chay trên cơ sở đạo đức, trong số đó có Leonardo da Vinci (1452-1519) và Pierre Gassendi (1592-1655). Nhà thần học hàng đầu cổ xúy việc ăn chay trong thế kỷ 17 là Thomas Tryon (1634-1703), người Anh. Mặt khác, đại diện cho các triết gia Kitô giáo có ảnh hưởng như René Descartes và Immanuel Kant cho rằng có thể không có nghĩa vụ đạo đức để phải kiêng thịt. Ăn chay lại nổi lên trong thời kỳ Phục Hưng và ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trong thế kỷ 19 và 20.

Tất cả các hình thức của chế độ ăn chay đều dựa trên thức ăn thực vật, nấm và các sản phẩm từ vi khuẩn. Có một số loại ăn chay trong đó có loại trừ hoặc bao gồm các loại thực phẩm khác nhau: 

Ăn chay theo Phật giáo: không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong chi hành (có mùi thơm đặc trưng của hành và tỏi), có thể tương ứng với các loại cây hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu gọi chung là ngũ tân. 

Ăn chay có trứng: có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa. 

Ăn chay có sữa: có thể ăn các sản phẩm từ sữa, nhưng không ăn trứng. 

Ăn chay có cả sữa và trứng: có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong. 

Ăn chay hoàn toàn không sử dụng bất cứ thứ gì từ động vật (thuần chay): không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, và trứng, và cũng có thể loại trừ bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật. 



Sunday, January 03, 2016

Truyền Thống Ăn Chay: Thăm làng khuyến học Thanh Quýt

Thanh Quýt Village's Community Center

Thanh Quýt, a village in Quảng Nam, presently has five cultural historical heritage sites. In addition, the village has produced thousands of professors, doctorates, physicians, pharmacists, nurses, and many educated others. 

It is said that, before building the village's community center, officials and elders there kept a veg diet for seven days, presumably to purify themselves for a successful endeavor.

Thăm làng khuyến học Thanh Quýt
N. Linh - C. Bính

(Dân trí) - Làng khuyến học Thanh Quýt (thuộc xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) nổi tiếng không chỉ vì đang sở hữu 5 di tích văn hóa lịch sử mà còn được mệnh danh là làng khuyến học khi có cả ngàn giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, cử nhân…

“Nhứt làng, nhứt xã”

Làng Thanh Quýt vốn thuộc xã Thanh Trường. Từ 1975, đổi thành xã Điện Thắng. Từ cuối thập niên 1990, Điện Thắng tách thành 3 xã Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam và Điện Thắng Bắc, trong đó làng Thanh Quýt nằm gọn trong xã mới Điện Thắng Trung. Các nhà xã hội học gọi hiện tượng này là “nhứt làng, nhứt xã”, một hình thái đặc trưng với nhiều thuận lợi về văn hóa, truyền thống xã hội, thuần phong mỹ tục.

Chính với thuận lợi đó, nhiều hoạt động văn hóa, xã hội của xã mới đã phát triển mạnh mẽ từ sự đồng thuận cao của người dân. Nổi bật nhất là công tác xây dựng thiết chế văn hóa và khuyến học khuyến tài.

Làng Thanh Quýt có thôn, 7 tộc họ làm khuyến học, tiêu biểu là 3 tộc Trương Công, Nguyễn Hữu, Lê Tự; trong đó điển hình nhất phải kể đến tộc Trương Công.

Đình làng, nhà thờ tộc trở thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, khuyến học mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc. Khi xưa, các tộc họ đã dựng lên ngôi đình bằng tre ba gian hai chái tại xóm Chay. Đến cuối thế kỷ 18 do chiến tranh, đình làng bị cháy nên việc thờ cúng các bậc tiền hiền được chuyển về nhà thờ mỗi họ tộc. Đến năm 1928, ngôi đình lại được phục dựng ngay tại vị trí cũ bằng vôi gạch.

Tương truyền, khi tiến hành xây đình, các trưởng nam, chức sắc của 7 tộc họ cùng các vị bô lão trong làng ăn chay nằm đất suốt 7 ngày đêm để dựng đình. Ngày xây đình, các vị bô lão 7 tộc họ quyết định mỗi tộc họ tìm một cây chim trồng trong sân đình để nhắc nhở con cháu không quên tri ân tổ tiên đã chọn nơi đây để hậu thế sinh sôi, phát triển. Ngôi đình đã đi cùng những thăng trầm của làng suốt hơn 500 năm qua.

Monday, October 26, 2015

Truyền Thống Ăn Chay: Chưởng môn phái Võ Đang

According to the Wu Tang tradition, one needs to be vegetarian to become a patriarch master.


Wudang martial arts are a great contribution of Wudang Taoism, which is a famous branch of Chinese Taoism. 
It is said that the father of Wudang Neijiaquan is Zhang Sanfeng, an outstanding Taoist. When practising asceticism at Wudang, he saw a fight between a pied magpie and a snake, which enlightened him a lot. Based on the postures of the two animals, he eventually created the unique Wudang boxing. It has been developed and enriched successively by the great masters over the generations, and has now grown into one of numerous schools and varieties with rich contents. 
Wudang boxing includes boxing varieties such as Taiji (shadowboxing), Xingyi (shadow boxing that imitates the movements of animals or birds of various kinds and integrates physical motions with concentration of the mind), and Bagua (eight-trigram boxing), weapon arts such as Taijiqiang (Taiji spear) and Taijijian (Taijisword), Qinggong (light skill), Yinggong (mastery skill), stunt, and various Qigong (a system of deep breathing exercises) for health. 

Võ thuật Võ Đang - Đất thánh của Đạo giáo

Võ Đang Sơn còn có tên gọi khác là núi Thái Hòa, ở Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc, ở bờ nam sông Hán dài hơn 260 km, ngọn núi này vốn là một phân chi của dãy phía đông núi Đại Ba cao 1.000 m so với mặt nước biển. Đây là khu phong cảnh rất nổi tiếng, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo.

Võ trong Đạo

Đạo giáo (còn gọi là đạo Lão, thờ Lão tử, tức Thái thượng Lão quân). Đạo Lão ở Võ Đang sơn bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy mở.

Theo truyền thuyết, Doãn Hy về ở ẩn ở Võ Đang sơn. Từ đó trở đi những người ở ẩn, người thanh cao đến tu đạo ở đây. Đạo Lão ở Võ Đang sơn thịnh vượng nhất vào đời Minh. Việc này có liên quan đến việc cướp ngôi vua của Yên vương Chu Đệ đời Minh và đề xướng tín ngưỡng Chân Võ.

Đời Minh Huệ Đế (làm vua từ 1399-1403), sau bị Chu Đệ là tướng trấn phương Bắc cướp ngôi. Do đem quân đánh thiên tử nên Chu Đệ phải mượn uy danh thần thánh là thần Chân Võ (tức Huyền Võ – là thần trấn thủ phương Bắc) để thu phục nhân tâm.

Cướp được ngôi vua xong, năm 1412 Chu Đệ (lúc này là Minh Thành Tổ) cho xây dựng cung quán ở núi Võ Đang trong 11 năm với hơn 30 vạn nhân công và vô số của cải để làm nơi thờ Thái thượng Lão quân vừa để tạ ơn mượn uy danh, vừa là nơi thờ Đạo giáo.

Từ chân núi lên các cung miếu cho lát 70km đường bằng đá xanh, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài… tạo thành một quần thể vĩ đại trên diện tích 160 vạn mét vuông. Nội gia quyền Võ Đang lừng danh đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Về người sáng lập ra Nội gia quyền Võ Đang là Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) đã từng theo học võ và Phật giáo tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự khoảng 10 năm, thì có 2 thuyết do người thời Bắc Tống (960-1127) và người đầu đời Minh (1368- 1644) đặt ra. Một thuyết nói rằng đêm ông nằm mộng thấy thần Chân Võ truyền dạy quyền pháp, một người có thể giết trăm giặc vì thế mà kỹ thuật giao đấu nổi tiếng ở đời.

Một thuyết cho rằng Trương Tam Phong quan sát hạc rắn đánh nhau, hạc từ trên cây sà xuống đánh con rắn dài nằm khoanh tròn. Rắn dài đang tĩnh chợt động, tránh né có hướng, do đó Trương nhận ra “lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương” là một đạo lý.

Võ Đang là võ thuật giao đấu, lại dung hợp các giáo nghĩa của Đạo giáo “lấy nhu thắng cương”, “xử hiền giữ mềm mỏng”… Trương Tam Phong đã sáng tạo ra Thái Cực Thần Công là loại võ công lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng mạnh. Đây là loại võ công sử dụng lực đánh của đối phương vào mình để đánh trả lại. Thái Cực Thần Công được chia làm 2 loại là Thái cực kiếm và Thái cực quyền.

Công phu tập luyện đã lĩnh hội các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cùng dùng… Quyền pháp, kiếm thuật Võ Đang về sau trở thành nội dung trọng yếu của giáo đồ Đạo giáo tu hành theo tôn giáo, thể ngộ ý nghĩa của tôn giáo, ngoài ra còn dùng để làm khỏe mạnh thân thể.

Môn võ của sự đa dạng

Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang, đời đời mật truyền công phu Nội gia Võ Đang trong Đạo giáo. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm“, song cũng lại có câu "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang". Điều này cho thấy vị thế của Võ Đang phái trong võ thuật Trung Hoa.

Cuối đời Thanh, đầu thời Dân Quốc (1911), khi lão đạo sĩ Từ Bản Thiện nhận làm Tổng đạo Kim Sơn cuối cùng của núi Võ Đang thì công phu Nội gia quyền đạt đến cực kỳ cao trào. Từ Bản Thiện Tổng đạo trưởng vốn giỏi “cửu cung bát quái chưởng”, “Thái cực kiếm”, “Võ Đang quyền”, “Huyền Vũ côn”… Đệ tử Võ Đang đa số là nam giới, không bắt buộc phải ăn chay nhưng nếu không ăn chay thì sẽ không được tiếp nhận chức Chưởng môn.

Trải qua diễn biến mấy trăm năm, công phu nội gia của Võ Đang từ bài nhập môn sơ đẳng nhất, năm bài mười ba thế quyền dần dần phong phú lên và nâng cao hình thành nhiều phân chi như Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền, Võ Đang kiếm, Võ Đang bát cực quyền, Võ Đang đồng tử công, Huyền Võ côn, Tam hợp đao, Long môn thập tam thương… Trong những phân chi này lại còn sinh ra nhiều hệ phái không giống nhau.

Như Thái cực quyền lại chia thành Thái cực quyền kiều họ Trần (Trần thị), Thái cực quyền kiểu họ Dương (Dương thức), Thần công Thái cực quyền… Bát quái chưởng cũng chia ra thành các phái Doãn, Trình, Lưu Tống… (gọi theo họ của Chưởng môn). Hình ý quyền cũng chia ra thành Hình ý quyền Sơn Tây, Hình ý quyền Hà Bắc, Hình ý quyền tổng hợp. Công phu Võ Đang với nhiều chi phái như trên đã trở thành một bộ phận cực kỳ quý báu của võ thuật Trung Hoa.

Cũng giống như võ thiếu lâm, võ thuật của Võ Đang vang danh thiên hạ nhờ Tứ đại công pháp. Rất ít người có thể hoàn thiện được hầu hết các kỹ thuật ảo diệu của bộ công pháp này, bao gồm Nhuyễn khí công, Ngạnh khí công, Khinh khí công và các tuyệt kỹ bí mật của phái Võ Đang.


Sunday, June 14, 2015

Truyền Thống Ăn Chay: Ẩm thực chay – nét đặc sắc của ẩm thực Việt

Vegan cuisine is an essential element of the Vietnamese culture. This ancient practice is met with great support from the young and old alike in the modern day. No wonder Vietnam can easily be considered one of the top destinations for vegan travelers.

Ẩm thực chay – nét đặc sắc của ẩm thực Việt
CHƯƠNG TRÌNH FM SỨC KHỎE (KÊNH VOV GIAO THÔNG QUỐC GIA)


(VOVGT) - Ăn chay là tập tục tín ngưỡng, văn hóa truyền thống lâu đời của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Trong xã hội hiện địa ngày nay, ăn chay giờ đây không chỉ dành cho các nhà tu hành mà đã trở thành một xu hướng trong xã hội, đặc biệt là đối với giới tri thức và doanh nhân. Ngoài vấn đề về ẩm thực, người ta còn ăn chay để tìm kiếm sự bình yên, và cũng là tìm cho mình một nơi thích hợp để tịnh tâm suy nghĩ, giải thoát những phiền muộn của cuộc sống hiện đại.

Ăn chay - với những lợi ích và ý nghĩa mà chúng mang lại đã trở thành một phần văn hóa tốt đẹp trong cuộc sống ẩm thực của người dân Việt Nam. Ăn chay, gốc từ chữ Hán là trai, tức là giữ lòng được trong sạch. Xưa, có lệ trai giới, mỗi khi cầu nguyện với đất trời hay có việc tế tự trước 3 ngày ăn uống đồ chay (gọi là trai), trước 7 ngày giữ gìn thành kính tâm niệm việc mình cầu nguyện (gọi là giới).

Văn hóa ăn chay của người Việt xuất hiện từ lâu đời và được duy trì cho đến ngày nay. Thời phong kiến trước khi tế trời ở Đàn Nam Giao, nhà vua đã sống biệt lập, cử ăn thịt cá ba ngày, không được gần gũi cung phi, mỹ nữ. 

Ngày nay, nhiều người tuy không đến chùa Phật để quy y Tam Bảo cũng nguyện ăn chay vì lý do nào đó. Hoặc ông bà cha mẹ ăn chay, con cháu giữ lệ cũng ăn theo, để báo hiếu. Cũng có trường hợp ăn chay để ngừa cao huyết áp, ăn những món thực vật để giảm lượng cholesterol trong máu.

Không có nghiên cứu nào thống kê tỉ lệ những món ăn có nguồn gốc từ thực vật chiến tỉ trọng bao nhiêu trong những bữa cơm của người dân Việt, cũng không có số liệu chính thức nào chỉ ra rằng người dân Việt Nam ăn chay từ bao giờ. Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định rằng, người Việt Nam có truyền thống làm các món chay cũng lâu dài như nền văn hiến Việt Nam vậy.

Từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, cùng với lịch sử Phật giáo gắn liền với đời sống người dân Việt, ăn chay đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực nước nhà. Theo lời các Phật tử, chúng ta ăn chay để tránh nghiệp sát sinh, cũng như nuôi dưỡng lòng từ bi, yêu thương muôn loài; và khi ta yêu thương muôn loài cũng là ta đã yêu thương, tu dưỡng bản thân mình. Ăn chay còn thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình.

Văn hóa ăn chay của người Việt ngày nay đã phổ biến hơn trước rất nhiều. Từ nhiều năm nay, ngay cả trong những đám cưới, đồ ăn chay, cỗ chay đã xuất hiện ngày một nhiều và sánh vai cùng với những món mặn khác. Các bữa cỗ chay, buffet chay cũng phổ biến rộng rãi và thường xuyên hơn trước với số lượng món ăn nhiều hơn. Nguyên liệu sử dụng để nấu cỗ chay đang ngày càng trở nên nhiều chủng loại hơn và sự sáng tạo tìm tòi của đầu bếp để đồ ăn chay trở nên phong phú hơn làm cho văn hóa ăn chay trở nên gần gũi, thân thiện hơn đối với người Việt, nhất là những người đến với ăn chay với một sự tò mò.

Người Việt tìm đến đồ ăn chay với nhiều mục đích khác nhau. Tìm đến đồ ăn chay như một sự thưởng thức một nét ẩm thực đặc biệt, khác biệt hoàn toàn với những sơn hào hải vị đã chán ngán và không có lợi cho sức khỏe. Ăn chay để làm thanh tịnh tâm hồn sau những lo toan trăn trở, bộn bề của cuộc sống, có được chút thư giãn của tâm linh thật quý giá vô ngần, để cuộc sống giản đơn, thanh cao mà năm tháng ít dành được sự bình tâm, nhằm trở lại với cội nguồn của niềm an lạc. Ăn chay để tìm đến thú ẩm thực nhẹ nhàng mà nâng đỡ tâm hồn qua bữa cơm chay thanh đạm, giúp con người hướng đến bản nguyện nguyên thủy.

Ăn chay mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích mà chúng ta có thể chưa biết. Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua đều cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe, vì giảm nguy cơ mắc các bệnh “hiện đại” như tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, ung thư… Ăn chay là cách để bảo vệ chúng ta trước những hiểm nguy vô hình từ những món ăn có nguồn gốc từ động vật.

Ăn chay đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Những bữa cơm chay đã xuất hiện ngày một nhiều trong những bữa cơm của gia đình Việt. Giới trẻ đã tiếp cận với văn hóa ăn chay nhiều hơn, khái niệm ăn chay không còn trở nên lạ lẫm với những người trẻ tuổi. Họ tìm đến những bữa cơm chay với một sự tò mò, để rồi dần dần những bữa ăn chay đã trở thành một điểm đến thường xuyên.

Tìm đến những bữa ăn chay giờ đây đã không chỉ là thưởng thức những món ăn đặc biệt, những món ăn thanh đạm, mà là còn là sự trải nghiệm, là để lắng nghe những câu chuyện về Phật, về nhân quả của con người. Lắng nghe để cảm nhận, để chiêm nghiệm lại cuộc đời, chiêm nghiệm bản thân. Từ đó tìm cho mình một con đường đi đúng đắn hơn, làm tâm hồn của chúng ta trở nên thanh sạch hơn. Đó là những điều mà có lẽ không có nét văn hóa ẩm thực nào làm được ngoài văn hóa ăn chay.




Wednesday, May 27, 2015

Truyền Thống Ăn Chay: Thừa Thiên - Huế: Lung linh sắc màu Tuần lễ Phật Đản 2015

Thừa Thiên - Huế celebrates the birth of Gautama Buddha with a majority of Buddhists adopting the compassionate vegetarian diet during this holy occasion.

Thừa Thiên - Huế: Lung linh sắc màu Tuần lễ Phật Đản 2015
Lê Kông

(NĐT) - Những ngày này, các trục đường chính ở xứ Huế thêm lung linh bởi hình ảnh cờ Phật và đèn lồng được trang hoàng nhằm chào mừng Tuần lễ Phật đản 2015 (Phật lịch 2559).

Đại lễ Phật đản là một ngày lễ trọng đại của đạo Phật, nhằm kỷ niệm ngày xuất thế và tưởng nhớ Đức Thế Tôn – người khai sáng ra đạo Phật. Từ năm 1999, Lễ Phật đản được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới và là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak.

Ở Việt Nam, những năm gần đây, ngày Phật đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của các Phật tử mà còn của người dân trên mọi miền đất nước. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

Đối với người theo đạo Phật, tuần lễ Phật Đản, không ai sát sinh; tất cả mọi người đều ăn chay và từ những ngày trước đó, nhiều người bắt đầu phóng sinh (thả cá, thả chim)...

Bên cạnh những hoạt động như: hạ thủy và thắp sáng 7 đóa hoa sen khổng lồ trên dòng sông Hương, kết hợp thả đèn hoa đăng... Còn có nhiều hoạt động khác như: tổ chức xe hoa trang hoàng đẹp đẽ diễu dành trên các đường phố; lễ phóng sinh, giảng Phật pháp... Những ngày này, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa và có hàng nghìn tăng ni, Phật tử và người dân về tham dự.

Tuần lễ Phật đản diễn ra từ mùng 8 đến 15/4 Âm lịch (tức 25/5 đến 1/6/2015 Dương lịch) và lễ chính nhằm ngày rằm tháng Tư.



Wednesday, October 22, 2014

Truyền Thống Ăn Chay: Chế độ ăn của đấu sĩ La Mã thời xưa

Roman gladiators' meals were mostly grains and meat-free? From Phys.org:

Roman gladiators ate a mostly vegetarian diet and drank ashes after training as a tonic. These are the findings of anthropological investigations carried out on bones of warriors found during excavations in the ancient city of Ephesos. Historic sources report that gladiators had their own diet. This comprised beans and grains.

Chế độ ăn của đấu sĩ La Mã thời xưa
Lê Hùng

(VNE) - Sau khi được đào tạo để chiến đấu, các đấu sĩ La Mã chủ yếu ăn chay và uống tàn tro như một loại thuốc bổ.

Giới nhân chủng học đã phát hiện ra đậu và ngũ cốc trong chế độ ăn uống của đấu sĩ La Mã thời xưa, sau khi phân tích xương của các chiến binh được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học tại thành phố cổ Ephesos, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Trong lịch sử cổ đại, Ephesos là trung tâm về kinh tế và văn hóa của người La Mã ở châu Á với hơn 200.000 cư dân. Nghĩa trang của các đấu sĩ lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1993, có niên đại từ thế kỷ 3 đến thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Nature World News đưa tin.

Kết quả cho thấy, thực tế các đấu sĩ đã ăn lúa mạch, chế độ ăn chủ yếu bao gồm ngũ cốc và không có thịt. Chế độ ăn chay này có thành phần dinh dưỡng không hề khác so với thức ăn của người dân bình thường. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm khoa học sử dụng phương pháp quang phổ và tính tỷ lệ đồng vị ổn định của nguyên tố cacbon, nitơ, lưu huỳnh để khảo sát hàm lượng collagen có trong xương và tỷ lệ stronti, canxi trong chất khoáng của xương.

Cũng theo nghiên cứu, việc uống tro trích dẫn trong tài liệu văn học xưa có thể thực sự tồn tại. Thay vì uống rượu mạnh, các đấu sĩ La Mã uống tàn tro sau buổi tập như một loại thuốc bổ. Xương của họ có hàm lượng stronti cao, điều này cho thấy họ được bổ sung thêm các khoáng chất từ một nguồn giàu stronti như tàn tro. 

"Tro thực vật được sử dụng để hồi phục cơ thể sau khi hoạt động gắng sức và thúc đẩy quá trình liền xương tốt hơn. Điều này cũng tương tự như chúng ta cung cấp magiê và canxi ở dạng viên sủi ngày nay", Fabian Kanz, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Pháp y, trường đại học Meduni Vienna của Áo, nói.
Toàn bộ kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS ONE.



Sunday, May 25, 2014

Truyền Thống Ăn Chay: Khám phá món ăn đặc trưng của người Ai Cập cổ đại

"Did the ancient Egyptians eat like us? If you're a vegetarian, tucking in along the Nile thousands of years ago would have felt just like home.

In fact, eating lots of meat is a recent phenomenon. In ancient cultures vegetarianism was much more common, except in nomadic populations. Most sedentary populations ate fruit and vegetables."

For the full Inside Science article, please click here.

Khám phá món ăn đặc trưng của người Ai Cập cổ đại
Theo Trí Thức Trẻ (Nguồn tham khảo: Livescience)

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra người Ai Cập cổ đại có xu hướng ăn rau củ, hoa quả nhiều hơn.

Bằng cách đo đồng vị carbon của các xác ướp Ai Cập sống trong giai đoạn 3.500 TCN và 600, nhóm các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện ra thực đơn ăn của những người Ai Cập cổ đại xưa. Theo đó, các chuyên gia phát hiện, ăn nhiều thịt là một hiện tượng gần đây, còn những người Ai Cập ở trong nền văn hóa cổ đại có xu hướng ăn chay nhiều hơn. 

Bánh mì, trái cây, rau quả như cà tím, tỏi là những món ưa thích mà người Ai Cập cổ xưa. Thịt và cá là những loại thực phẩm ít được người Ai Cập cổ đại hưởng ứng.

Người dân thường ăn một loại bánh mì duy nhất là bánh mì không men, hành và đôi khi là cá. Họ uống đồ uống lên men và rất hiếm khi được ăn thịt bò, ngoại trừ các ngày lễ hoặc do các Pharaoh ban cho.

Thức ăn của người giàu có thì đa dạng hơn nhiều, họ có khoảng 15 loại bánh mì khác nhau trong bữa ăn của mình, ăn kèm các loại rau phổ biến như: đậu lăng, rau diếp, dưa chuột, hành tây và củ cải. Các loại thịt từ gia súc, cừu, dê và lợn cũng thường có mặt trong bữa ăn.

Alexandra Touzeau - người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại ĐH Lyon cho biết: "Sau khi tiến hành nghiên cứu 45 xác ướp được chuyển tới bảo tàng Lyon (Pháp) trong thế kỷ XIX, chúng tôi đã phát hiện được một số điểm thú vị về xương, răng, cũng như tóc, nguồn collagen, protein trong những mẫu vật này".

Để tìm ra được bí mật này, nhóm chuyên gia đã đo đồng vị carbon 13 trong xương, men răng, tóc và so sánh với các kết quả thu được trước đó. Tóc hấp thụ một tỷ lệ lượng đạm động vật cao hơn xương, răng. 

So sánh với mẫu tóc của xác ướp tương ứng được tìm thấy trong tóc của người ăn chay hiện đại châu Âu, các chuyên gia phát hiện ra nhiều điểm tương đồng. Do đó, nhóm nghiên cứu khẳng định người Ai Cập cổ đại chủ yếu là ăn chay. 

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng hơi bất ngờ khi thấy rằng "Chế độ ăn uống của người Ai Cập cổ xưa không mấy thay đổi theo thời gian. Mặc dù ở trong khu vực sông Nile, nhiều người tin rằng, người Ai Cập cổ sinh sống dọc theo sông Nile sẽ tiêu thụ cá với số lượng lớn. Nhưng sự thật là cá lại không xuất hiện quá nhiều trong mỗi bữa ăn hàng ngày".

Kate Spence - một nhà khảo cổ học và chuyên gia về Ai Cập cổ đại chia sẻ: "Có rất nhiều hình ảnh trong các bức phù điêu chỉ ra người Ai Cập cổ đánh bắt cá nhưng cá lại không phải là món ăn ưa thích của họ thì quả là một điều lạ".

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khảo cổ khoa học.



Tuesday, April 08, 2014

Truyền Thống Ăn Chay: Cách ăn chay của người miền Tây Nam Bộ

Stuffed bitter melon, a vegan dish from Cơm Chay Sen Vàng
People in Vietnam, especially those from the Mekong Delta, are rather quite familiar with the vegetarian lifestyle.  

Cách ăn chay của người miền Tây Nam Bộ
Út Tèo

(Dân Việt) - Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam hay còn gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ. Đây là một bộ phận của châu thổ sông Mêkông có diện tích khoảng 40.000 km2, với trên 17 triệu người dân cư ngụ.

Nơi đây, điển hình nhất là bốn dân tộc chính: Việt – Hoa – Khmer và Chăm cư ngụ. Trong đó, người Việt, người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa Bắc Tông, người Khmer theo Phật giáo Tiểu thừa Nam Tông, còn người Chăm theo đạo Hồi.

Ngoài những tín ngưỡng chính thống, người dân lao động miền Tây Nam Bộ còn thực hiện những nghi thức sinh hoạt văn hóa tinh thần đậm chất dân gian. Một trong những biểu hiện đó là ăn chay, ăn lạt.

1. Dân gian miền Tây Nam Bộ gọi ăn chay là ăn lạt, người ăn chay thường chỉ ăn thực vật như: lúa, bắp, khoai, đậu, rau, trái cây, không ăn thịt động vật từ tôm cá đến heo, gà...

Thực tế, khái niệm này cũng phức tạp bởi các hình thức thể hiện của nó. Bởi:
Một là, ăn chay là ăn những thứ ăn không qua chế biến. Có người ăn chay chỉ ăn toàn trái cây chín. Có người lại vừa ăn trái cây chín, vừa ăn những rau đậu nào mà xưa nay con người dùng ăn sống như rau má, dưa leo, cải bẹ, …

Hai dạng thức này không ăn thức ăn qua chế biến trên lửa vì họ quan niệm rằng đã nấu nướng thì không còn hạp với lẽ tự nhiên, hơn nữa nấu nướng làm cho cây trái giảm bớt tinh chất vốn có của nó.

Hai là, ăn những loại thực vật kể cả còn tươi nguyên hay đã qua chế biến như xào, nấu, nướng, … Đến đây, lại có người giữ chính chắn không dùng ngũ tân. Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông), hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông), và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Theo Từ điển Phật học Hán – Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 2003, tr. 806). 

Lý do người ăn chay không nên ăn, vì đặc tính của những thứ này chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, ăn nhiều, thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục.

Theo Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: Các chúng sinh cầu thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận. Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh...

Tuy vậy, cũng có người không kiêng kị các vị này.

Ba là, ăn thảo mộc cùng với những thứ không máu như mật ong, sữa bò, thậm chí cả tôm, tép, nghêu, vọp, đuông,… (dân gian cho rằng đây là những thứ không có máu, dù thực tế thì những loài sinh vật này có máu màu trắng, xanh…). Xét cho cùng thì cách ăn này đã “vượt luật” Phật giáo, vì giáo lí cho rằng hễ động vật nào, thuộc tứ sanh (gồm: 1. Thai sanh: loài đẻ con/ 2. Noãn sanh: loài đẻ trứng/ 3. Thấp sanh: loại ở nước/ 4. Hóa sanh: loại hóa hình, như đuông, nhộng,…) biết bò, bay, bơi lội, đi đứng, cử động thì đều có sinh mạng, ăn thịt chúng, tức là phạm tội sát sinh.

Riêng về rượu, người ăn chay cũng không dùng. Rượu tuy không phải là vật mặn và là một vật không thể thiếu khi tiến hành các nghi lễ dân gian như đám cưới, đám giỗ, đám tang, …

Rượu đứng đầu tứ đổ tường (tửu, sắc, tài, khí) lại thuộc vào hạng ngũ giới cấm (sát sanh; du đạo; tà dâm; tửu nhục; vọng ngữ). Ngoài chức năng nghi lễ, dân gian cho rằng rượu có nhiều tác hại:

- Hại cho cơ thể: rượu vẫn là chất nóng, uống nhiều rượu sẽ làm cho tạng phủ mau chóng hao mòn, suy kém. Người nghiện rượu dễ mắc những căn bệnh hiểm nghèo.

- Hại về tinh thần: người uống nhiều rượu sẽ làm cho tinh thần bấn loạn, rối loạn hành vi, đi đứng lảo đảo, kẻ uống rượu nhiều thường hay lảng trí, tay chân tê bại, tai điếc mắt lờ.

- Hại về thuần phong mỹ tục, luận lí xã hội: người uống rượu không chỉ làm lụy cho thân mình, mà còn lưu hại đến người thân, gia đình, dòng họ và làng xóm. Tục ngữ có câu: Rượu vào lời ra, dễ gây mất niềm hòa khí.

Vì những lẽ đó mà người ăn chay cử rượu.

2. Có hai hình thức ăn chay là: Ăn chay trường và ăn chay kỳ.

Trường trai: là ngày nào cũng ăn chay.

Kỳ trai, cách ăn chay này lại chia làm nhiều hình thức:

- Nhị trai: mỗi tháng ăn 2 ngày là mồng 1 và ngày rằm. Ngày xưa không có lịch, đặt ra cách ăn 2 ngày vào ngày trăng tròn (ngày vọng: ngày rằm) và ngày không trăng (ngày sóc: mồng một).

- Tứ trai: mỗi tháng ăn 4 ngày: mồng 1, 14, rằm, 30 (tháng thiếu thì ăn vào ngày 29).

- Lục trai: mỗi tháng ăn 6 ngày: mồng 1, mồng 8, 14, rằm, 23, 30 (tháng thiếu thì ăn vào ngày 29).

- Thập trai: mỗi tháng ăn 10 ngày là mồng 1, mồng 8, 14, rằm, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu ăn vào các ngày 27, 28, 29).

- Nhất nguyệt trai: ăn chay trọn tháng giêng hoặc tháng bảy.

- Tam nguyệt trai: ăn chay trọn tháng giêng, tháng bảy và tháng mười.

3. Ðối với tôn giáo, ăn chay tất khỏi sát sanh, mà sát sanh nằm trong những điều cấm kị của Ðạo Trời, Phật. Dân gian truyền rằng Phật đã dạy, phàm làm người không ai nỡ ngồi nhìn con người vì miếng ăn mà hại mạng thú cầm. Cầm thú tuy không biết nói, chứ cũng biết muốn sống, sợ chết như mình, cũng biết đau đớn, buồn vui như mình, cũng biết tình nghĩa thân ái như mình. Một động vật là một mạng sống vậy. Mình nỡ nào vì ngon miệng mà hại mạng nó cho đành?

Theo học thuyết Nho giáo, Mạnh Tử nói: Quân tử chi ư cầm thú giả, kiến kỳ sanh bất nhẫn kiến kỳ tử, kiến kỳ thinh bất nhẫn thực kỳ nhục. (Người quân tử đối với cầm thú, trông thấy sống mà không nỡ trông thấy chết, nghe tiếng kêu la mà không nỡ ăn thịt.)

Dân gian miền Tây Nam Bộ còn truyền câu chuyện liên quan đến việc cúng chay và cúng mặn cho người đã khuất. Chuyện kể rằng: Có một người nọ nhà giàu khi chết, con cháu làm ba bò bốn heo để đãi đằng khách khứa. Mấy năm sau nữa, đám giỗ cũng cúng rất to. Bỗng năm ấy, khi gần ngày giỗ, trưởng nam của người chết nằm mộng thấy cha hiện về hình hài xơ xác tay dắt theo nào bò, nào trâu, chó, gà, vịt, … 

Người cha than rằng: Bấy nhiêu súc vật cầm thú con làm cúng cha, nó không đi đầu thai được, Diêm Vương bắt cha phải giữ nó, cực thân cha quá, có thương cha, con hãy làm đồ chay và vô chùa cầu cho linh hồn chúng mau siêu thăng, có vậy cha mới đi đầu thai kiếp khác được!

Tỉnh dậy, người con lạnh toát mồ hôi, nguyện làm mâm cơm chay cúng cha để phụ thân sớm lên miền cực lạc.

4. Những người ăn chay vốn là những người đã tu tại tâm, nhờ ăn chay tánh tình sẽ hiền lành đối với mọi người, mọi loài, được mọi người thương yêu và kính trọng.

Người ăn chay là người hồi tâm hướng thiện, rèn luyện tính tình cư xử khiêm cung, ăn ngay ở thật, lửa giận biết dằn, lòng hay nhẫn nhịn, gặp việc phải thường chẳng bỏ qua. 

Dân gian còn khuyên nhau rằng, người ăn chay nên tránh những điều sau đây:

Thứ nhất, không nên kiêu ngạo, không khoe khoang rằng vì lòng từ với chúng sinh nên mới ăn chay, không nên tự cho là hay, giỏi, coi rẻ người chưa ăn chay, sẽ gây ác cảm với người khác và làm tổn đức của mình.

Thứ hai, không nên ăn uống quá kiêng cữ, thiếu dinh chất, gây bệnh cho cơ thể.

Thứ ba, người ăn chay thì không nên giả mặn, không dùng tên gọi có xuất xứ từ động vật, không nắn thành hình con chim, gà, vịt hay thịt bò, thịt heo...

Thứ tư, không nên gây phiền cho người khác. Đến nhà người ăn mặn thì nên chủ động chuẩn bị trước cho mình, hoặc giả cứ ăn tạm với những thức ăn có thể ăn được như rau cải, dưa leo, tương, muối...

5. Ăn hoa quả tươi có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người. Nhờ lượng enzim mà rau quả mang đến, các độc tố sẽ bị đào thải khỏi gan, ruột, thận và các bắp cơ. Nó cũng làm lành sẹo, làm trẻ hóa các tế bào, phục hồi các bộ phận bị tổn thương hay nhiễm độc.

Ăn chay còn giúp cho cơ thể có thân hình cân đối bởi rau xanh và hoa quả cung cấp nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, việc các năng lượng thừa tích trữ thành mỡ trong cơ thể cũng không có điều kiện xảy ra.



Saturday, March 29, 2014

Truyền Thống Ăn Chay: Cơm chay xứ Huế

Huế, central Vietnam, is famous for her long-standing tradition of vegetarianism.

Cơm chay
Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

“Tình thương trải rộng đất trời
Sống bằng chay tịnh hóa đời thanh cao”

Cơm chay Huế là một trong những nghệ thuật nấu ăn lâu đời và nổi tiếng. 
Cơm chay giữ vị trí chủ đạo trong chùa chiền và trong không ít gia đình đạo hữu 
thường tổ chức vào những ngày cúng kỵ và ăn chay kỳ hàng tháng 
(ngày rằm và mồng một). Nghệ thuật nấu cơm chay tồn tại và không ngừng được
phát triển, nâng cao cùng với sự phát triển của đạo Phật ở Việt Nam nói chung 
và ở Huế nói riêng. Các thế hệ đầu bếp Phật tử nối tiếp nhau đã bổ sung 
và làm cho các món ăn chay ngày càng thêm phong phú. 

Xưa nay ai cũng biết việc ăn chay gắn liền một cách mật thiết với Phật giáo. 
Bước đầu khi trình độ tiếp thu Phật giáo còn thấp, Đức Phật còn cho phép 
người xuất gia ăn thịt cá với điều kiện: thịt của một loài vật bị một loài khác 
ăn thịt còn thừa hay con vật đó tự chết, hoặc thịt được người khác đem cúng 
mà họ không nghe tiếng kêu của con vật bị giết hại. Trong năm trường hợp 
nói trên thì được dùng thịt, nhưng phải ăn trước giờ ngọ. Đến khi Phật giáo 
nâng cao thì cấm hẳn việc người tu hành ăn thịt. Ăn chay ra đời từ khi đó 
và xuất phát đầu tiên ở Ấn Độ. 

Theo Phạn ngữ Uposatha hay Upavasatha nghĩa gốc của nó là 
ăn không quá giờ ngọ, về sau được các nhà Phật học Đại thừa dịch là 
ăn không có thịt cá. Qua Trung Quốc được dịch là trai và Việt Nam dịch nghĩa là 
ăn chay từ chữ trai đó. Đối với một số tôn giáo ở Ấn Độ thì những ngày ăn chay 
là ngày “dọn mình” trong sạch để được gần gũi với thần linh. Với người 
Nhật Bản, người ta ăn chay vào ngày những vị thần thánh qua đời. Người ta 
gọi đó là ngày Shojin – Bi (ngày kiêng cữ) và thức ăn chay của những ngày đó 
được gọi là Shojin – Ryori.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ trước công nguyên, mà chủ yếu là 
Phật giáo Đại thừa, phải ăn chay. Cho nên việc ăn chay của Việt Nam cũng có 
từ thời đó và phần nào chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc. 

Thời Lý, Trần, Phật giáo thịnh hành, tầng lớp chức sắc nhiều người là thiền sư 
nên việc ăn chay của họ cũng được chọn lọc, không đơn giản, mà phải chế biến 
sao cho ngon miệng. Đến thời các chúa Nguyễn, trong quá trình tiến về phía Nam,
muốn được đông đảo quần chúng ủng hộ, các chúa đã lấy đạo Phật làm trọng. 

Phật giáo Đàng Trong phát triển, nên đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)
có nhiều thiền sư Trung Hoa sang Việt Nam truyền đạo. Chúa Nguyễn Phúc Chu 
đã mời thiền sư Thạch Liêm đến Thuận Hóa để truyền bá và chấn chỉnh Phật giáo.
Như vậy, việc ăn chay xuất hiện trên đất Thuận Hóa muộn nhất cũng phải có từ 
đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Lúc này, việc ăn chay không chỉ dành cho các tăng ni 
theo Phật giáo Đại thừa mà cả hàng Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, trong đó có cả 
chúa Nguyễn Phúc Chu và hoàng tộc. Tầng lớp quý tộc này không thể ăn chay 
một cách đạm bạc với tương, chao, dưa, cà... mà đòi hỏi người phục vụ phải tìm 
cách chế biến nên các món ăn chay độc đáo, lạ và ngon không kém gì 
món ăn mặn. Càng ngày món ăn chay Huế càng phong phú, đáp ứng nhu cầu 
ngày càng cao của giai cấp quý tộc, nên đã trở thành một nghệ thuật nấu nướng 
và trình bày món ăn chay hơn hẳn các miền khác.

Ăn chay trong quan niệm của Phật giáo là nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng 
căn lành và phát triển tình thương rộng lớn đối với mọi người và mọi loài. 
Trong tất cả mọi giá trị giữa cuộc đời thì sự sống là cái có giá trị nhất và cần được
trân trọng nhất. Vì thế ăn chay là một cách để biểu hiện lòng tôn quý và trân trọng
sự sống. Người ta ăn chay để cho thanh tâm nhẹ nhàng, thanh khiết, nuôi lớn 
lòng thương mà loại bỏ được tham, sân, si, cuộc sống nhờ đó mà tốt đẹp hơn lên.

Khoa học cũng chứng minh, nhờ ăn chay mà con người khỏe mạnh và sống lâu, 
trị được nhiều chứng bệnh nan y mà y học hiện đại chưa tìm ra được phương pháp
đặc hiệu. Vì ăn chay, cơ thể con người được tiếp một lượng sinh tố và khoáng chất
ở trong thảo mộc, tốt hơn nhiều so với những thực phẩm chế tạo. Chất bổ lấy từ
thảo mộc tinh khiết hơn các chất bổ trong thịt súc vật.

Huế có cơm chay ngon bởi lẽ đây là thủ phủ của Phật giáo, nơi có nhiều chùa chiền
và các tăng ni, số lượng tín đồ không nhỏ theo đạo Phật vẫn ăn trường trai
hay chay kỳ (một tháng hai lần) tùy theo mức độ thọ giới của họ. Nhiều chùa xưa
ở Huế là do quý tộc lập ra như Từ Hiếu, Hồng Ân... nên việc nấu món ăn chay ngon
xuất phát từ chùa, dần dần truyền ra ngoài dân dã.

Các gia đình Phật tử ở Huế mời bạn bè ăn một bữa cơm chay là sự thể hiện 
lòng quý mến và trân trọng. Làm một bữa tiệc chay cho sang trọng thật khó, 
những người nội trợ Huế coi đó là cơ hội để họ trình diễn tài khéo léo của mình. 
Từ cách nấu các món ăn cho tới cách trình bày đẹp, hấp dẫn tạo cảm giác 
thích thú, ngon miệng không kém gì ăn mặn. Cái tài của các bà, các cô ở đây là 
với tất cả sản vật thảo mộc của thiên nhiên, mà vẫn làm nên “giò lụa”, “chả quế”, 
“thịt gà”, “nem Sài Gòn” v.v... Chỉ đơn thuần bằng phù chúc, đậu khuôn, 
đậu xanh, bánh tráng, nấm mèo v.v... tất cả đều bằng thực vật. Nếu ai không sành,
mới chỉ nhìn qua dễ nhầm tưởng một bữa tiệc mặn có đầy đủ các món ăn ngon 
của Huế. Cái lạ, cái hay và cái ngon ở đây không chỉ dừng lại ở tài nấu nướng 
mà còn là sự sáng tạo, tài phô diễn về hình thức có thể “đánh lừa” người ăn bằng 
việc “mặn hóa”  các món chay. Bởi sự khâm phục của người thưởng thức 
qua từng món ăn thấm đượm tài hoa người nấu, món chay nhờ đó mà ngon hơn.

Đối với các gia đình Phật tử ăn chay kỳ, những bữa ăn này đơn giản chỉ nấu 
bằng khuôn đậu (đậu phụ) và các loại rau, đậu, xào nấu bằng dầu phụng 
và xì dầu, nhiều khi chỉ là đĩa rau muống luộc với tương, chao. Những ngày kỵ 
(giỗ) người ta mới bày vẽ ra nhiều món ngon và đẹp, cũng nem chả, 
thịt kho tàu, thịt gà bóp v.v... bằng đồ chay.

Riêng món chả, đã có thể làm bằng nhiều thứ khác nhau, ngon nhất là làm bằng 
phù chúc. Phù chúc lúc nào cũng sẵn ở chợ Đông Ba mua về ngâm cho mềm 
rồi cho các gia vị như củ kiệu, xì dầu, tiêu, muối, đường, lấy lá chuối bó lại như 
cách làm chả lụa bằng thịt heo, đem hấp trên nước sôi cho chín. Khi dọn 
cắt thành từng miếng giống y như chả thật. 

Các bà, các cô cũng có thể làm chả bằng chuối mật gần chín, đem nấu lên 
rồi lột vỏ, xắt lát, bỏ vào cối giã nhuyễn; nêm củ kiệu giã nhỏ, xì dầu, tiêu, muối,
đường, thính (bánh tráng mỏng nướng vàng tán nhỏ làm thính) và bí đao 
xắt hạt lựu luộc chín, vẩy cho khô nước, trộn vào với chuối cho đều. Tất cả được 
bó vào lá chuối hơ mềm cuốn tròn lại, buột lạt chặt, đem hấp độ 15 phút. 

Người ta còn làm loại chả quế bằng đậu khuôn hấp, bên trên phết một lớp phẩm 
màu nâu sẫm, rồi cắt miếng hình thoi dọn lên, rất giống miếng chả quế 
vốn hấp dẫn quý bà, quý cô thích ăn chút quà sang giữa chợ.

Có nhiều món ăn chay ngon tưởng như món mặn mà bạn khó có thể nhận ra 
món đó được làm bằng thứ gì, mà sao giống y như món sườn heo ram đến thế. 
Xin chỉ bí quyết và tài khéo léo đó của người nấu: khoai lang, người ta gọt vỏ, 
cắt từng thỏi bằng ngón tay, bỏ vào quánh dầu đang sôi, rán vàng. Đậu xanh 
ngâm nước lạnh vài giờ rồi đãi sạch vỏ để ráo nước đem giã nhỏ rồi nêm xì dầu, 
đường, tiêu và muối trộn đều. Tiếp đó, lấy đậu giã trải ra thớt, sắp vài miếng 
khoai rán lên trên, cách đều nhau từng quãng như cái sườn heo. Để một lớp 
đậu nữa lên trên, lấy tay ấn cho chặt để đậu và khoai dính liền nhau. 
Đổ dầu vào chảo nóng, bỏ “sườn” vào rán vàng.

Với món mặn có sườn ram chua ngọt dòn với xà-lách, cà chua điểm vài lát 
cho đẹp thì món “sườn ram” của ăn chay nhìn qua cũng không khác là mấy. 
Người ta vô cùng kinh ngạc về hình thức “mặn hóa” món ăn chay của người 
nội trợ Huế. Bằng bất cứ loại thực phẩm chay nào, họ cũng chế được món ăn 
giống hệt món mặn. Biết bao món ăn chay được làm bằng đậu xanh mà vẫn ngon 
và sự giống nhau với món mặn thì không chê vào đâu được.

Cũng cần nói thêm về món ram (mà người miền Bắc gọi là bánh đa men, 
còn người miền Nam thì gọi là nem Sài Gòn) làm bằng đậu xanh chà sạch, 
giã nhỏ, xì dầu, tiêu, muối, đường, bún tàu luộc mềm cắt ngắn, nấm mèo 
ngâm mềm, rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn với đậu cho đều. Bánh tráng mỏng 
cắt miếng vuông, nhúng nước vẩy cho ráo, nhúng miếng nào làm miếng ấy. 
Thay vì gói bằng thịt, trứng gà và các thứ khác thì ở đây bỏ đậu đã trộn với 
các gia vị nói trên gói lại, cho vào chảo dầu đang sôi, rán vàng. 

Một bữa tiệc ăn mặn có bao nhiêu món thì với tiệc chay cũng có bấy nhiêu món, 
bày biện đẹp đẽ, màu sắc hài hòa, nghệ thuật không kém cách trình bày món mặn. 

Nhân một ngày kỵ (giỗ) ở chùa, Phật tử đến cúng, ở lại dùng cơm chùa, 
cả khách thập phương đến viếng cũng có thể lưu lại dự bữa cơm chay do chùa 
làm. Huế có phủ Tùng Thiện Vương là nơi làm bánh chay nổi tiếng 
và phủ Tuy Lý Vương lại là chỗ nấu cơm chay ngon khó ai sánh kịp.

Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những 
Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ 
các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Bạn đến chùa nào 
cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều
ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố -  trên đường Điện Biên Phủ.

Du khách đến Huế, ngoài kinh thành, các lăng tẩm, còn không ít chùa chiền 
là nơi bạn cần đến viếng thăm cho tâm hồn được tĩnh tại, thư thái, 
hướng nhân tâm đi vào cõi thiện. Trong bộn bề của đời thường có biết bao điều 
ta phải lo toan, trăn trở. Có được một chút thư giãn của tâm linh thật quý giá 
biết bao! Để được trở lại một chút thôi cuộc sống đạm bạc, thanh cao, bình tâm 
trở về với cội nguồn của niềm an lạc, bạn hãy tìm đến thú ẩm thực nhẹ nhàng 
mà nâng đỡ được tâm hồn qua bữa cơm chay.