Thursday, February 23, 2017

Vì Sao Ăn Chay: Ngộ nhận về ăn chay và các vấn đề bất cập của thịt


Ngộ nhận về ăn chay và các vấn đề bất cập của thịt
Lưu Thị Kim Oanh
(SKĐS) - Việc tiêu thụ thịt hiện nay có một số bất cập đối với sức khỏe mà chúng ta không thể không quan tâm.
Ngày nay, việc tiêu thụ thịt của con người đã trở nên rất phổ biến. Đại đa số con người đều sử dụng thịt như một lẽ thường tình và rất quen thuộc. Thịt động vật cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tất cả các chất dinh dưỡng động vật không thể tạo ra mà phải nhận chất dinh dưỡng từ thực vật. Ví dụ, ta quý cá ở chỗ nó có Omega-3, tuy nhiên cá không thể tạo ra Omega-3 mà nó lấy từ các loại rong biển. Như vậy, chúng ta ăn động vật là ăn gián tiếp. Thay vì ăn trực tiếp, chúng ta lại ăn gián tiếp.

Việc tiêu thụ thịt hiện nay có một số bất cập đối với sức khỏe mà chúng ta không thể không quan tâm:

- Ngày 26/10/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố danh sách các loại thịt có khả năng gây ung thư cao nhất. Theo các chuyên gia của Quỹ nghiên cứu Ung thư thế giới (WCRF), trong các loại thịt, thịt xông khói, giăm bông, xúc xích là loại gây ung thư lớn nhất cho con người, xếp nhóm 1 cùng nhóm với thuốc lá, rượu, amiăng, thạch tín và khí thải dầu diezel.

Mặc dù với bằng chứng hạn chế, các loại thịt đỏ như bò, lợn, cừu... vẫn được xếp vào nhóm 2, nhóm có khả năng gây ung thư, cùng nhóm với chất glyphosate chứa trong thuốc diệt cỏ. (Chú ý: Nhóm thịt đỏ bao gồm cả thịt lợn)

Tất nhiên, công bố này của WHO ngay lập tức gặp sự phản đối của Hiệp hội Gia súc Mỹ, Hiệp hội thịt bò Mỹ và thậm chí cả một số chuyên gia dinh dưỡng không biết có được họ trả lương không, nhưng đối với người tiêu dùng có lẽ cũng đã đủ (http://www.bbc.com/news/health-34615621).

- Khi con vật được nuôi nhốt trong điều kiện chuồng trại chật hẹp, chúng thường xuyên bị stress. Và cũng giống như con người, khi bị stress cơ thể chúng sẽ sản sinh độc tố mà nhiều ngày sau mới có thể đào thải ra hết. Hơn nữa, khi bị giết mổ, những nỗi sợ hãi kinh hoàng thấm vào thịt chúng và tất nhiên chưa thể kịp đào thải. Và con người sử dụng thịt của chúng, đồng nghĩa với việc có thể có những rủi ro sức khỏe do những chất độc này mang lại.

- Chúng ta thường lo sợ trong thực vật có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. Đây cũng là một thực tế. Chúng ta có thể tránh hoặc giảm bớt vấn đề này bằng cách chọn nguồn thực vật an toàn, áp dụng “mùa nào thức nấy”, ngâm rửa kỹ thực vật trước khi nấu ăn…

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy các hóa chất bảo vệ thực vật ở trong cơ thể con người được tìm thấy chủ yếu có nguồn gốc động vật. Điều này được lý giải do các loại động vật chúng phải ăn thực vật và ăn với số lượng rất lớn.

Do vậy, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật có thể tích lũy trong mô cơ của chúng. Chúng phải ăn hàng chục kg cỏ, rau mới tạo ra được 1 kg thịt, do vậy hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật tích lũy trong cơ thể chúng rất cao. Các loại rau cỏ của động vật cũng thường được phun xịt một cách vô tội vạ, không có kiểm soát và không được xử lý, không được rửa trước khi cho chúng ăn.

- Ngoài ra, thịt động vật có thể còn các dư lượng hóa chất khác như các hooc môn tăng trưởng hay thuốc kháng sinh.

- Xét ở khía cạnh tinh tế hơn, đó là tình yêu thương động vật. Mọi sự sống đều có ý nghĩa, đều đáng trân trọng. Mọi con vật đều có quyền được sống và chúng cũng đều muốn được sống yên ổn, và cũng có những nỗi sợ hãi khủng khiếp khi chúng bị giết hại, bị “tra tấn” ở dầu sôi, lửa bỏng. Chúng ta không thể thấu hiểu chúng phải trải qua những gì, chúng kinh sợ như thế nào và chúng ta cũng không quan tâm đến điều đó, vì việc giết một con vật đã quá quen thuộc. Quen thuộc đến nỗi, khi một con vật bị giết mà thương nó hay cứu nó thì có thể bị cho là “không bình thường”. Hầu hết, chúng ta giết chúng mục đích chỉ để làm thức ăn cho mình trong khi có vô vàn lựa chọn thực phẩm khác để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Giết động vật để thỏa mãn cái ham muốn ăn thịt của chúng ta. Chẳng một loài nào mà không có khả năng bị con người giết hại cả, ngay cả loài chó trung thành và tình cảm nhất.

Không phải con vật sinh ra để phục vụ con người như chúng ta vẫn nghĩ. Cũng không phải luật tiến hóa hay quy luật vũ trụ định vậy. Nếu bạn cho rằng vậy, thì bạn cần phải tìm hiểu thêm rất nhiều về các quy luật hằng có trong vũ trụ hay được gọi là chân lý. Bạn sẽ có những thông tin hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Quả thật, loài người đã có những “thói quen xấu” cần phải nghiêm túc nhìn lại với lòng trắc ẩn sâu sắc nếu muốn tiến hóa thật sự.


Bài liên quan (cùng một tác giả Lưu Thị Kim Oanh):