Thai nhi 19 tuần tuổi: Nếu là bé gái, tử cung, ống dẫn trứng bắt đầu phát triển
Theo Thùy Dương (Theo Webmd) (Khám Phá)
Ở tuần thai thứ 19, mặc dù có thể nhận biết được cơ quan sinh dục, nhưng vẫn khó khăn để xác định chính xác giới tính của thai nhi qua siêu âm. Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Hiện tại thai nhi đã dài khoảng 17cm tính từ đầu đến mông và nặng khoảng 250g, bằng kích thước một quả cà chua lớn. Các tế bào thần kinh chuyên biệt trong não được hình thành các chuỗi phản ứng phức tạp giúp em bé trải nghiệm qua những giác quan: vị giác, xúc giác, khứu giác, thị giác và thính giác. Em bé sẽ ngày càng nhận thức được một cách dễ dàng những âm thanh xung quanh và có thể xảy ra khi mẹ cảm thấy căng thẳng.
Cùng với lớp lông tơ bảo vệ, một chất nhờn màu trắng gọi là chất sáp (hoặc chất sáp caseoza) bao phủ da của bé. Chúng tạo thành một lớp chống thấm nước trên da của em bé để giúp bảo vệ da. Chất sáp là một hỗn hợp của lông tơ (lông mịn), các tế bào da chết và dầu.
Nếu em bé là con gái, tử cung, âm đạo và ống dẫn trứng sẽ phát triển từ bây giờ. Mặc dù hiện tại có thể nhận biết được cơ quan sinh dục, nhưng vẫn khó khăn để xác định chính xác giới tính của thai nhi qua siêu âm.
Hiện tại, các cánh tay và chân đã có tỷ lệ phù hợp với cơ thể em bé. Và bởi các cơ bắp đang tiếp tục phát triển, những cử động của em bé sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Trong suốt quý thứ hai và thứ ba của thai kỳ, những cơn hoa mắt, chóng mặt có thể xảy ra bởi nhiều lý do. Nếu tử cung ngày càng tăng áp lực lên mạch máu của người mẹ, đặc biệt là các tĩnh mạch chủ dưới phía bên phải (tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân), bạn có thể cảm thấy chóng mặt khi ngồi hoặc nằm xuống. Tuy nhiên cơn chóng mặt cũng có thể do huyết áp thấp - huyết áp của bạn sẽ thấp hơn so với trước khi mang thai, trong trường hợp này, nếu đứng lên quá nhanh, mẹ sẽ cảm thấy choáng váng. Chứng hoa mắt này cũng nói lên rằng bạn cần được cung cấp thêm năng lượng từ thực phẩm, hoặc do mẹ bị thiếu máu, ví dụ là thiếu sắt, hay do một vấn đề khác nữa. Vì vậy, liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu cần thiết.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Nếu áp lực lên các mạch máu khiến bạn chóng mặt, nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu chảy, từ đó giúp bạn bớt choáng váng. Nếu bị huyết áp thấp, bất cứ khi nào cần ngồi dậy hoặc đứng lên, hãy làm thật từ từ. Hãy luôn chuẩn bị sẵn một số đồ ăn nhẹ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bản thân và đừng quên uống thật nhiều nước để tránh việc mất nước. Để giúp tăng lượng chất sắt trong máu, cố gắng ăn nhiều... mơ khô, rau xanh và các loại đậu như đậu nướng, đậu xanh và đậu lăng. Còn nếu bạn đang ăn chay, hãy đảm bảo trong thực đơn của mình có vitamin C - chẳng hạn như cà chua, khoai tây hay nước ép trái cây - để giúp cơ thể hấp thụ chất sắt.
Có thể hơi sớm nhưng giờ là thời điểm tốt để bạn bắt đầu suy nghĩ về công việc của mình. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn nên cung cấp cho bạn một tờ MATB1 khi bạn đang mang thai tuần thứ 20 - bạn cần phải nhắc nhở họ. Nó cho phép bạn nghỉ thai sản và nhận những khoản phí dành cho bà bầu. Những thông tin trong tờ giấy sẽ xác nhận ngày dự sinh của bạn, và bạn sẽ cần nó để thông báo cho công ty một cách hợp pháp 15 tuần trước khi bạn sinh (khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ), thời điểm bạn dự định nghỉ thai sản. Bạn cần thông báo với công ty thời gian bạn muốn bắt đầu nghỉ thai sản - có thể khoảng 11 tuần trước ngày dự sinh, và khi bạn muốn quay trở lại làm việc. Bạn được hưởng 52 tuần nghỉ thai sản. Hãy hỏi nữ hộ sinh của bạn, nơi bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về việc này.
Vấn đề tài chính có thể là một nhân tố quan trọng cho quyết định nghỉ thai sản của bạn. Tùy thuộc vào nơi sống và hoàn cảnh của bạn, sự lựa chọn của bạn có thể cũng phải phụ thuộc vào những điều kiện, cơ sở chăm sóc trẻ ở nơi bạn sống, hãy xem xét kỹ những nơi trông trẻ, điều kiện và giá thành của từng nơi. Bạn cũng nên xem xét các chi phí đi lại cũng như các loại thuế sẽ được khấu trừ từ số tiền lương của bạn.