Image: Anthony, UK (InspiredImages) |
12 bác sĩ thuần chay Hoa Kỳ
Kim Hoàng / Việt Nam Ăn Chay
(VNAC) - Hiện nay có nhiều bác sĩ thực hành nếp sống thuần chay hầu tối ưu hóa sức khỏe của chính mình và công chúng. Sau đây là 12 vị y sĩ Hoa Kỳ tài giỏi và nhiều tình thương đang góp phần cho thế giới thêm mạnh lành và từ ái.
Bác sĩ Aysha Akhtar (North Potomac, Maryland)
Vegan MD: Dr. Aysha Akhtar Neurology & Preventive Medicine Lieutenant Commander USPHSCC |
"Tôi đang thi hành một sứ mệnh, để chỉ ra rằng bảo vệ loài vật cũng tốt cho loài người nữa! Hãy đồng hành cùng tôi." - Đó là lời của bác sĩ Aysha Akhtar, viên chức Văn phòng Chống Khủng bố và Đe dọa Mới nổi thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
Với văn bằng y khoa về thần kinh học, y khoa phòng bệnh, và y tế công cộng, bác sĩ Akhtar là thiếu tá Đoàn Ủy nhiệm Y tế Công cộng Hoa Kỳ, mục đích của đoàn là "bảo vệ, phát huy, và phát triển sức khỏe và an toàn cho quốc gia".
Nói về quyển sách do chính mình biên soạn, tựa đề "Loài vật và y tế công cộng: Vì sao đối xử tốt hơn với loài vật là điều thiết yếu cho phúc lợi loài người", bác sĩ Aysha Akhtar cho biết: "Cuối mỗi chương, tôi có đề nghị phương cách giảm khổ đau của loài vật và nhờ đó, bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta. Nhưng có một việc đơn giản và sâu sắc mà mỗi người đều có thể làm được, đồng thời mang tầm ảnh hưởng rộng rãi, lan tỏa: đó là ăn chay, hay tốt hơn nữa là thuần chay. Chỉ một bước đơn giản này thôi mà giảm khổ đau của loài vật, cải thiện khí hậu, làm chậm các bệnh dịch lây lan, chống béo phì và tiểu đường, giảm nguy cơ ung thư và đột quỵ. Bằng cách chọn một đĩa thức ăn này thay vì thức ăn khác, mỗi người chúng ta, tuy đơn phương mà đạt được nhiều hiệu quả."
Bác sĩ Neal Barnard (Washington, DC)
Vegan MD: Dr. Neal Barnard Founder & President Physicians Committee for Responsible Medicine |
Một ngày, khi còn là sinh viên y khoa, sau khi phụ tá giảo nghiệm một tử thi qua đời vì truỵ tim, chứng kiến lớp mỡ bám trong thành động mạch và những chiếc xương sườn bị gẫy, Neal Barnard vào phòng ăn trưa ở bệnh viện, thấy món... sườn trong quày phục vụ - đó là giây phút vị bác sĩ tương lai ngưng hẳn thịt động vật.
Sinh năm 1953, bác sĩ Neal Barnard là tác giả của các quyển sách bán chạy hàng đầu danh sách nhật báo New York Times và là giáo sư tại Đại học Y khoa George Washington, thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ. Ông cũng sáng lập Trung tâm Y tế Barnard (5100 Wisconsin Ave., Suite #401, Washington, D.C. 20016), chú trọng vào việc ngừa bệnh tật qua dinh dưỡng thuần thực vật, khai trương ngày 5 tháng 1, 2016.
Bác sĩ Linda Carney (Buda, Texas)
Vegan MD: Dr. Linda Carney Board certified emergency physician Family practice, motivational speaker |
Bác sĩ Linda Carney nói: "Là một y sĩ, tôi chú ý rất kỹ đến các nghiên cứu khoa học mới nhất về sức khỏe và dinh dưỡng. Điều khiến tôi ngạc nhiên là, kiến thức càng nới rộng bao nhiêu, chúng ta càng liên tục khám phá ra rằng cách dinh dưỡng đơn giản, thuần thực vật, nguyên chất, không thêm dầu, là cách ăn uống tốt nhất cho sinh lực và trường thọ. Nhu cầu của cơ thể con người đã không thay đổi theo thời gian.
Dinh dưỡng thuần thực vật có cần thuốc bổ sung không? Miễn sức khỏe còn tốt và ăn đầy đủ calo từ thực phẩm thực vật nguyên chất, có đủ ánh nắng mặt trời cho vitamin D, và bổ sung vitamin B12, nhu cầu dinh dưỡng của chúng ta sẽ được cung ứng dồi dào bởi nguồn thực vật."
Bác sĩ Harriet Davis (Charlotte, North Carolina)
Vegan MD: Dr. Harriet Davis Family practice & sports medicine Vegan since 2007 |
Khi bước vào ngưỡng cửa đại học, Harriet đã quyết định không ăn thịt. Đến năm 2007, bác sĩ Davis trở thành người thuần chay và "không bao giờ ngoảnh lại".
Bác sĩ Harriet Davis chia sẻ: "Tôi rất thành công trong việc giới thiệu chế độ thuần chay. Là một bác sĩ gia đình và y khoa thể thao, hàng ngày tôi có điều kiện giới thiệu lối dinh dưỡng thuần thực vật. Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của thuần thực vật trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh trạng. Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thuần thực vật trong việc quản lý bệnh tật. Nhiều bệnh nhân của tôi đã chuyển từ dinh dưỡng trung bình của người Mỹ sang thuần chay."
Bác sĩ Harriet Davis thắng giải PETA Người Hàng xóm Thuần chay Hấp dẫn Nhất 2015. Khi có thời gian, bác sĩ Harriet Davis thích đi du lịch, mua sắm, khám phá các nhà hàng thân thiện với người ăn chay, và thư giãn với bạn rùa và cún được giải cứu.
Bác sĩ Moneim Fadali (Los Angeles, California)
Vegan MD: Dr. Moneim Fadali Cardiovascular & thoracic surgeon |
Trên trang ăn chay của cộng đồng Hồi giáo (Islamic Concern), bác sĩ Fadali đã góp lời bình luận: "Hồi giáo - một tôn giáo của lòng từ bi và tiết độ - công nhận thú quyền và nhấn mạnh trách nhiệm của loài người đối với sự an vui của loài vật. Thuần chay là dinh dưỡng lành mạnh, phát huy sức khỏe tinh thần và thể chất, và không tàn ác. Dinh dưỡng này không có thành phần động vật như trứng, sữa. Tôi kêu gọi mọi người - Hồi giáo hay không Hồi giáo - hãy trở thành người thuần chay."
(Thơ: Moneim Fadali)
Sớm mai này chim bay đi
Tôi nguyện cầu cho chim trở lại bình an.
Tôi dâng lên cùng lời nguyện đó
cho chú thằn lằn, em sóc,
bé ốc sên, nàng quạ... cho tất cả.
Họ đều mong được sống.
Bác sĩ Michael Greger (Washington, DC)
Bác sĩ Michael Greger tốt nghiệp Đại học Cornell và Đại học Y khoa Tufts, là bác sĩ tổng quát, chuyên ngành dinh dưỡng. Ông hiện giữ chức vụ Giám đốc Y tế Công cộng và Chăn nuôi, Hội Nhân đạo Hoa Kỳ.
Tốt nghiệp Đại học MIT và Đại học Sức khỏe & Khoa học Oregon, bác sĩ Melissa Li chuyên khoa bệnh lý học, chuyên ngành bệnh lý dạ dày-ruột-gan, kiêm giám đốc giảo nghiệm (khám nghiệm tử thi để tìm nguyên nhân tử vong) tại Bệnh viện Providence St. Vincent Medical Center (Portland, Oregon).
Năm cuối đại học, sau khi đọc quyển "Giải phóng Thú vật" của tác giả Peter Singer, cô đã bỏ thịt ngay lập tức. Thuần chay từ năm 2009, bác sĩ Melissa Li là thành viên trong Hội đồng Quản trị Vegan Outreach, thường xuyên hoạt động tích cực cho các hội đoàn bảo vệ động vật toàn quốc Hoa Kỳ. Nhờ sự hỗ trợ của Hội Nhân đạo Hoa Kỳ, bệnh viện nơi bác sĩ Melissa Li làm việc đang tham gia trong chương trình Thứ hai Không Thịt.
Thời gian rảnh rỗi, bác sĩ Melissa Li thích đọc sách, chụp ảnh gà, gà tây, bò, dê, và chơi đùa với hai bạn cún tên Lola và Pablo.
Bác sĩ Michelle McMacken (New York, New York)
Bác sĩ Kumara Sidhartha (Hyannis, Massachusetts)
Bác sĩ Kumara Sidhartha người gốc Ấn, sau khi sang Hoa Kỳ, ông tiếp tục tu nghiệp về nội khoa tại Trung tâm Y tế và Sức khỏe Tâm thần Lincoln (Đại học Cornell). Hành nghề tại Cape Cod, miền đông bắc Hoa Kỳ, bác sĩ Sidhartha cũng là diễn giả thường xuyên về dinh dưỡng, sức khỏe và môi trường bền vững tại các hội nghị dành cho công chúng và chuyên gia.
Năm 2015, ông là một trong 22 giáo sư tại Hội nghị Quốc tế Chăm sóc Sức khỏe Qua Dinh dưỡng Thuần Thực vật tại Anaheim, California. Thành phần giáo sư bao gồm những y sĩ, nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế thuần chay hàng đầu như tiến sĩ T. Colin Campbell, bác sĩ Jimmy Conway, bác sĩ Caldwell Esselstyn Jr., bác sĩ Brooke Goldner v.v.
Bác sĩ Saray Stancic (Ridgewood, New Jersey)
Năm 1995, khi còn là một bác sĩ trẻ, sau 24 giờ trực ở bệnh viện, kết thúc lúc 3 giờ sáng, bác sĩ Saray Stancic thức giấc một tiếng đồng hồ sau đó trong phòng cứu cấp. Muốn bước xuống giường - nhưng có điều gì đó vô cùng lạ: bác sĩ Saray đã mất cảm giác ở đôi chân! Hình chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy não và tủy sống bị xơ cứng, dấu hiệu của căn bệnh đa xơ cứng (MS).
Từ một người năng động, trở thành một bệnh nhân yếu đuối, gần 10 năm trời lệ thuộc vào thuốc men, năm 2003, bác sĩ Saray đọc một nghiên cứu về tác dụng của dâu xanh cho bệnh nhân đa xơ cứng. Mặc dù khoa học gia bên trong cô đặt nhiều nghi vấn, bác sĩ Saray đã hiếu kỳ về nghiên cứu này và quyết định thay đổi cách ăn uống. Dần dần, bác sĩ Saray phục hồi sức khỏe qua dinh dưỡng; từ một người bệnh đứng không vững, đến năm 2010 cô đã chạy đường trường marathon.
Bác sĩ Saray Stancic, người sáng lập Trung tâm Sức khỏe Stancic ở Ridgewood, tiểu bang New Jersey, tâm sự: "Ngày nay, tôi chú trọng vào việc hướng dẫn bệnh nhân để họ biết được giá trị của cách dinh dưỡng nguyên chất, thuần thực vật, đồng thời giảm sự lệ thuộc vào thuốc. Bệnh nhân cần học một điều: họ có thể tự ảnh hưởng kết quả sức khỏe của cá nhân mình."
Bác sĩ Kim Williams (Chicago, Illinois)
Bác sĩ Kim Williams là chủ tịch Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ, một hiệp hội y khoa với hơn 49.000 thành viên. Thuần chay từ năm 2003, ông là Y sĩ trưởng Khoa Tim mạch tại Đại học Y khoa Rush ở Chicago, tiểu bang Illinois.
Cho sức khỏe tim mạch, bác sĩ Kim Williams có lời khuyên: "Những ai còn khả năng, cần phải tập thể dục ít nhất 45 phút hầu như mỗi ngày trong tuần. Nhưng chất lượng và thành phần thực phẩm cũng quan trọng. Thức ăn nhiều chất béo và nhiều đường tăng nguy cơ tử vong. Dinh dưỡng thuần thực vật mang lại kết quả tốt hơn, giảm nguy cơ bệnh tật, và hữu ích hơn trong việc giảm bệnh béo phì."
Ngoài 12 vị bác sĩ thuần chay Hoa Kỳ tiêu biểu trên, thế giới còn nhiều vị y sĩ thuần chay khác. Từ ngàn xưa, y sĩ là người với thiên chức chữa lành thân bệnh, một vị y sĩ chân chính mang hạnh nguyện chăm sóc tha nhân như thân nhân, nên có câu "lương y như từ mẫu", ví người thầy thuốc giỏi như một người mẹ hiền. Và mẹ hiền thì bao giờ cũng thực hiện những điều gì tốt nhất cho gia đình mình cũng như bản thân mình.
http://www.vietnamanchay.com/2015/12/nguoi-truong-chay-12-bac-si-thuan-chay.html
Bài liên quan: 12 vận động viên chuyên nghiệp thuần chay
Vegan MD: Dr. Michael Greger Family practice & clinical nutrition International renowned speaker & author |
Hơn 20 năm về trước, một tấm ảnh trong tạp chí National Geographic đã thay đổi cuộc đời bác sĩ Greger. Tấm ảnh một chú cún con - không phải trong chuồng, không phải trong tiệm bán thú, mà là ở chợ bán thịt. Ông nói: "Đó là một tấm ảnh tôi sẽ không bao giờ xóa được trong tâm trí... Tối hôm đó, chú cún trong gia đình mon men đến gần tôi, như muốn hỏi: 'Ông đâu có ăn hết những thứ này, phải không?' Ánh mắt cũng giống như chú cún con kia. Nhưng thay vì xin thức ăn thừa, chú cún con van xin cho mạng sống của chính mình. Lúc đó tôi nhìn lại và thấy những gì trên đĩa - thật sự nhìn. Mãi hai tháng sau tôi mới thấm thía, nhưng đó là năm cuối cùng tôi ăn thịt thú."
Bác sĩ Greger là diễn giả quốc tế, tác giả của nhiều quyển sách, và là chủ biên trang NutritionFacts.org, cung cấp các clip miễn phí về nghiên cứu dinh dưỡng cập nhật. Tất cả lợi nhuận từ sách, băng đĩa, diễn văn của bác sĩ Greger đều được trao tặng cho từ thiện.
Bác sĩ Michael Klaper (Santa Rosa, California)
Bác sĩ Michael Klaper là một trong những bác sĩ thuần chay tiên phong ở nước Mỹ. Tốt nghiệp Đại học Y khoa Illinois năm 1972, bác sĩ Klaper từ trẻ đã mang hoài bão sống một cuộc đời không bạo động. Một tối, vừa ăn thịt bò bít-tết, vừa bàn luận hăng say về lý tưởng "bất bạo động", bác sĩ trẻ Michael đã được một người bạn góp ý: “Michael à, mấy chuyện này nghe rất hay, nhưng nếu anh thật sự muốn loại bỏ bạo lực ra khỏi đời mình, có lẽ anh nên bắt đầu bằng miếng thịt trên đĩa của anh kìa - bởi vì lòng ham muốn miếng thịt đó cho khẩu vị của anh được trả bằng cái chết của một con vật."
Thấm thía với phản hồi đó, chẳng bao lâu, bác sĩ Michael Klaper tự thay đổi nếp sống: không giày da, không sản phẩm sữa, và dĩ nhiên là không thịt cá. Bác sĩ Klaper trở thành người thuần chay, thon gọn hơn vì giảm được 9 kilogram, đồng thời giảm huyết áp, giảm cholesterol. Trong hơn 40 năm hành nghề, bác sĩ Klaper áp dụng cách thuần thực vật cho bệnh nhân của mình - và họ đều được kết quả tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Michael Klaper chia sẻ: "Con người trên hành tinh này phải chuyển sang dinh dưỡng thuần thực vật, nếu không hiểm họa sẽ đến trong tương lai rất gần. Nhưng nếu chúng ta có thể quảng bá thông tin đó, nếu chúng ta có thể giúp mọi người chuyển sang ăn thực vật, mọi việc sẽ ổn. Loài người và Địa Cầu sẽ được chữa lành trở lại.... Tôi không kỳ vọng cả thế giới sẽ thuần chay, nhưng nếu mỗi người bớt ăn thịt, chẳng hạn chỉ ăn chút thịt ngày thứ tư và chủ nhật, tôi cũng hoan nghênh rồi. Nếu 19, 20 buổi ăn còn lại trong tuần chỉ toàn thực vật - và dần dần, khi thịt trong những ngày không ăn chay là thịt 'ống nghiệm' chế tạo từ nhà máy - tất cả chúng ta sẽ thắng cuộc chơi này. Cho nên nếu chúng ta có thể tiến tới điểm 'gần như hoàn toàn thuần chay', tôi cũng sẽ rất, rất vui mừng!"
Bác sĩ Melissa Li (Portland, Oregon)Bác sĩ Michael Klaper (Santa Rosa, California)
Vegan MD: Dr. Michael Klaper "If we could just get to that 'almost completely vegan' point, I would be very, very happy!" |
Thấm thía với phản hồi đó, chẳng bao lâu, bác sĩ Michael Klaper tự thay đổi nếp sống: không giày da, không sản phẩm sữa, và dĩ nhiên là không thịt cá. Bác sĩ Klaper trở thành người thuần chay, thon gọn hơn vì giảm được 9 kilogram, đồng thời giảm huyết áp, giảm cholesterol. Trong hơn 40 năm hành nghề, bác sĩ Klaper áp dụng cách thuần thực vật cho bệnh nhân của mình - và họ đều được kết quả tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Michael Klaper chia sẻ: "Con người trên hành tinh này phải chuyển sang dinh dưỡng thuần thực vật, nếu không hiểm họa sẽ đến trong tương lai rất gần. Nhưng nếu chúng ta có thể quảng bá thông tin đó, nếu chúng ta có thể giúp mọi người chuyển sang ăn thực vật, mọi việc sẽ ổn. Loài người và Địa Cầu sẽ được chữa lành trở lại.... Tôi không kỳ vọng cả thế giới sẽ thuần chay, nhưng nếu mỗi người bớt ăn thịt, chẳng hạn chỉ ăn chút thịt ngày thứ tư và chủ nhật, tôi cũng hoan nghênh rồi. Nếu 19, 20 buổi ăn còn lại trong tuần chỉ toàn thực vật - và dần dần, khi thịt trong những ngày không ăn chay là thịt 'ống nghiệm' chế tạo từ nhà máy - tất cả chúng ta sẽ thắng cuộc chơi này. Cho nên nếu chúng ta có thể tiến tới điểm 'gần như hoàn toàn thuần chay', tôi cũng sẽ rất, rất vui mừng!"
Vegan MD: Dr. Melissa L. Li Pathologist Vegan since 2009 |
Năm cuối đại học, sau khi đọc quyển "Giải phóng Thú vật" của tác giả Peter Singer, cô đã bỏ thịt ngay lập tức. Thuần chay từ năm 2009, bác sĩ Melissa Li là thành viên trong Hội đồng Quản trị Vegan Outreach, thường xuyên hoạt động tích cực cho các hội đoàn bảo vệ động vật toàn quốc Hoa Kỳ. Nhờ sự hỗ trợ của Hội Nhân đạo Hoa Kỳ, bệnh viện nơi bác sĩ Melissa Li làm việc đang tham gia trong chương trình Thứ hai Không Thịt.
Thời gian rảnh rỗi, bác sĩ Melissa Li thích đọc sách, chụp ảnh gà, gà tây, bò, dê, và chơi đùa với hai bạn cún tên Lola và Pablo.
Bác sĩ Michelle McMacken (New York, New York)
Vegan MD: Dr. Michelle McMacken Internal medicine, primary care Vegan since 2007 |
Bác sĩ Michelle McMacken là giáo sư Đại học Y khoa New York và bác sĩ tổng quát kiêm giám đốc chương trình giảm cân tại Bệnh viện Bellevue ở thành phố New York.
Sau 24 năm ăn chay, đến năm 2007 bác sĩ Michelle trở thành người thuần chay. Bác sĩ cho biết lý do: "Tôi ý thức hơn về sự tàn phá của sữa và trứng đối với nông súc và Địa cầu. Tôi muốn nếp sống của mình đi đôi với triết lý sống của tôi, đó là giảm đau khổ, tăng tình thương - đây là những giá trị cốt lõi của tôi trong công việc hành nghề y sĩ."
Đối với đồng nghiệp, bác sĩ Michelle McMacken có lời tâm huyết: "Tôi muốn nói với các bác sĩ đồng nghiệp của tôi rằng thức ăn đích thực là dược phẩm, rất nhiều bằng chứng cho thấy dinh dưỡng thuần thực vật, nguyên chất giúp ngăn ngừa và chữa trị những căn bệnh kinh niên hàng đầu. Tôi cũng mong giải tỏa những ý niệm sai lầm thông thường về dinh dưỡng, và giảng dạy kỹ năng tư vấn cơ bản, thực tiễn về dinh dưỡng, để y sĩ sử dụng trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe tổng quát.
Điều quan trọng cần nhìn nhận là nhiều bác sĩ không có thói quen lành mạnh, từ ăn uống cho đến tập thể dục cho đến giảm căng thẳng. Nếu y sĩ chúng ta có thêm người làm gương tốt, như vậy sẽ phục vụ hữu hiệu hơn cho bệnh nhân, nhưng nếu không làm được, chúng ta vẫn có trách nhiệm tư vấn bệnh nhân những kiến thức cứu mạng và thay đổi cách sống. Đa số bệnh nhân tin tưởng vào lời khuyên của chúng ta!"
Bác sĩ Kumara Sidhartha (Hyannis, Massachusetts)
Vegan MD: Dr. Kumara Sidhartha Internal Medicine |
Năm 2015, ông là một trong 22 giáo sư tại Hội nghị Quốc tế Chăm sóc Sức khỏe Qua Dinh dưỡng Thuần Thực vật tại Anaheim, California. Thành phần giáo sư bao gồm những y sĩ, nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế thuần chay hàng đầu như tiến sĩ T. Colin Campbell, bác sĩ Jimmy Conway, bác sĩ Caldwell Esselstyn Jr., bác sĩ Brooke Goldner v.v.
Bác sĩ Saray Stancic (Ridgewood, New Jersey)
Vegan MD: Dr. Saray Stancic Lifestyle medicine Founder of Stancic Health and Wellness |
Từ một người năng động, trở thành một bệnh nhân yếu đuối, gần 10 năm trời lệ thuộc vào thuốc men, năm 2003, bác sĩ Saray đọc một nghiên cứu về tác dụng của dâu xanh cho bệnh nhân đa xơ cứng. Mặc dù khoa học gia bên trong cô đặt nhiều nghi vấn, bác sĩ Saray đã hiếu kỳ về nghiên cứu này và quyết định thay đổi cách ăn uống. Dần dần, bác sĩ Saray phục hồi sức khỏe qua dinh dưỡng; từ một người bệnh đứng không vững, đến năm 2010 cô đã chạy đường trường marathon.
Bác sĩ Saray Stancic, người sáng lập Trung tâm Sức khỏe Stancic ở Ridgewood, tiểu bang New Jersey, tâm sự: "Ngày nay, tôi chú trọng vào việc hướng dẫn bệnh nhân để họ biết được giá trị của cách dinh dưỡng nguyên chất, thuần thực vật, đồng thời giảm sự lệ thuộc vào thuốc. Bệnh nhân cần học một điều: họ có thể tự ảnh hưởng kết quả sức khỏe của cá nhân mình."
Bác sĩ Kim Williams (Chicago, Illinois)
Vegan MD: Dr. Kim Williams President, American College of Cardiology (2015) Chief of Cardiology, Rush University in Chicago Vegan since 2003 |
Cho sức khỏe tim mạch, bác sĩ Kim Williams có lời khuyên: "Những ai còn khả năng, cần phải tập thể dục ít nhất 45 phút hầu như mỗi ngày trong tuần. Nhưng chất lượng và thành phần thực phẩm cũng quan trọng. Thức ăn nhiều chất béo và nhiều đường tăng nguy cơ tử vong. Dinh dưỡng thuần thực vật mang lại kết quả tốt hơn, giảm nguy cơ bệnh tật, và hữu ích hơn trong việc giảm bệnh béo phì."
Ngoài 12 vị bác sĩ thuần chay Hoa Kỳ tiêu biểu trên, thế giới còn nhiều vị y sĩ thuần chay khác. Từ ngàn xưa, y sĩ là người với thiên chức chữa lành thân bệnh, một vị y sĩ chân chính mang hạnh nguyện chăm sóc tha nhân như thân nhân, nên có câu "lương y như từ mẫu", ví người thầy thuốc giỏi như một người mẹ hiền. Và mẹ hiền thì bao giờ cũng thực hiện những điều gì tốt nhất cho gia đình mình cũng như bản thân mình.
http://www.vietnamanchay.com/2015/12/nguoi-truong-chay-12-bac-si-thuan-chay.html
Bài liên quan: 12 vận động viên chuyên nghiệp thuần chay