Monday, October 26, 2015

Truyền Thống Ăn Chay: Chưởng môn phái Võ Đang

According to the Wu Tang tradition, one needs to be vegetarian to become a patriarch master.


Wudang martial arts are a great contribution of Wudang Taoism, which is a famous branch of Chinese Taoism. 
It is said that the father of Wudang Neijiaquan is Zhang Sanfeng, an outstanding Taoist. When practising asceticism at Wudang, he saw a fight between a pied magpie and a snake, which enlightened him a lot. Based on the postures of the two animals, he eventually created the unique Wudang boxing. It has been developed and enriched successively by the great masters over the generations, and has now grown into one of numerous schools and varieties with rich contents. 
Wudang boxing includes boxing varieties such as Taiji (shadowboxing), Xingyi (shadow boxing that imitates the movements of animals or birds of various kinds and integrates physical motions with concentration of the mind), and Bagua (eight-trigram boxing), weapon arts such as Taijiqiang (Taiji spear) and Taijijian (Taijisword), Qinggong (light skill), Yinggong (mastery skill), stunt, and various Qigong (a system of deep breathing exercises) for health. 

Võ thuật Võ Đang - Đất thánh của Đạo giáo

Võ Đang Sơn còn có tên gọi khác là núi Thái Hòa, ở Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc, ở bờ nam sông Hán dài hơn 260 km, ngọn núi này vốn là một phân chi của dãy phía đông núi Đại Ba cao 1.000 m so với mặt nước biển. Đây là khu phong cảnh rất nổi tiếng, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo.

Võ trong Đạo

Đạo giáo (còn gọi là đạo Lão, thờ Lão tử, tức Thái thượng Lão quân). Đạo Lão ở Võ Đang sơn bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy mở.

Theo truyền thuyết, Doãn Hy về ở ẩn ở Võ Đang sơn. Từ đó trở đi những người ở ẩn, người thanh cao đến tu đạo ở đây. Đạo Lão ở Võ Đang sơn thịnh vượng nhất vào đời Minh. Việc này có liên quan đến việc cướp ngôi vua của Yên vương Chu Đệ đời Minh và đề xướng tín ngưỡng Chân Võ.

Đời Minh Huệ Đế (làm vua từ 1399-1403), sau bị Chu Đệ là tướng trấn phương Bắc cướp ngôi. Do đem quân đánh thiên tử nên Chu Đệ phải mượn uy danh thần thánh là thần Chân Võ (tức Huyền Võ – là thần trấn thủ phương Bắc) để thu phục nhân tâm.

Cướp được ngôi vua xong, năm 1412 Chu Đệ (lúc này là Minh Thành Tổ) cho xây dựng cung quán ở núi Võ Đang trong 11 năm với hơn 30 vạn nhân công và vô số của cải để làm nơi thờ Thái thượng Lão quân vừa để tạ ơn mượn uy danh, vừa là nơi thờ Đạo giáo.

Từ chân núi lên các cung miếu cho lát 70km đường bằng đá xanh, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài… tạo thành một quần thể vĩ đại trên diện tích 160 vạn mét vuông. Nội gia quyền Võ Đang lừng danh đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Về người sáng lập ra Nội gia quyền Võ Đang là Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) đã từng theo học võ và Phật giáo tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự khoảng 10 năm, thì có 2 thuyết do người thời Bắc Tống (960-1127) và người đầu đời Minh (1368- 1644) đặt ra. Một thuyết nói rằng đêm ông nằm mộng thấy thần Chân Võ truyền dạy quyền pháp, một người có thể giết trăm giặc vì thế mà kỹ thuật giao đấu nổi tiếng ở đời.

Một thuyết cho rằng Trương Tam Phong quan sát hạc rắn đánh nhau, hạc từ trên cây sà xuống đánh con rắn dài nằm khoanh tròn. Rắn dài đang tĩnh chợt động, tránh né có hướng, do đó Trương nhận ra “lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương” là một đạo lý.

Võ Đang là võ thuật giao đấu, lại dung hợp các giáo nghĩa của Đạo giáo “lấy nhu thắng cương”, “xử hiền giữ mềm mỏng”… Trương Tam Phong đã sáng tạo ra Thái Cực Thần Công là loại võ công lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng mạnh. Đây là loại võ công sử dụng lực đánh của đối phương vào mình để đánh trả lại. Thái Cực Thần Công được chia làm 2 loại là Thái cực kiếm và Thái cực quyền.

Công phu tập luyện đã lĩnh hội các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cùng dùng… Quyền pháp, kiếm thuật Võ Đang về sau trở thành nội dung trọng yếu của giáo đồ Đạo giáo tu hành theo tôn giáo, thể ngộ ý nghĩa của tôn giáo, ngoài ra còn dùng để làm khỏe mạnh thân thể.

Môn võ của sự đa dạng

Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang, đời đời mật truyền công phu Nội gia Võ Đang trong Đạo giáo. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm“, song cũng lại có câu "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang". Điều này cho thấy vị thế của Võ Đang phái trong võ thuật Trung Hoa.

Cuối đời Thanh, đầu thời Dân Quốc (1911), khi lão đạo sĩ Từ Bản Thiện nhận làm Tổng đạo Kim Sơn cuối cùng của núi Võ Đang thì công phu Nội gia quyền đạt đến cực kỳ cao trào. Từ Bản Thiện Tổng đạo trưởng vốn giỏi “cửu cung bát quái chưởng”, “Thái cực kiếm”, “Võ Đang quyền”, “Huyền Vũ côn”… Đệ tử Võ Đang đa số là nam giới, không bắt buộc phải ăn chay nhưng nếu không ăn chay thì sẽ không được tiếp nhận chức Chưởng môn.

Trải qua diễn biến mấy trăm năm, công phu nội gia của Võ Đang từ bài nhập môn sơ đẳng nhất, năm bài mười ba thế quyền dần dần phong phú lên và nâng cao hình thành nhiều phân chi như Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền, Võ Đang kiếm, Võ Đang bát cực quyền, Võ Đang đồng tử công, Huyền Võ côn, Tam hợp đao, Long môn thập tam thương… Trong những phân chi này lại còn sinh ra nhiều hệ phái không giống nhau.

Như Thái cực quyền lại chia thành Thái cực quyền kiều họ Trần (Trần thị), Thái cực quyền kiểu họ Dương (Dương thức), Thần công Thái cực quyền… Bát quái chưởng cũng chia ra thành các phái Doãn, Trình, Lưu Tống… (gọi theo họ của Chưởng môn). Hình ý quyền cũng chia ra thành Hình ý quyền Sơn Tây, Hình ý quyền Hà Bắc, Hình ý quyền tổng hợp. Công phu Võ Đang với nhiều chi phái như trên đã trở thành một bộ phận cực kỳ quý báu của võ thuật Trung Hoa.

Cũng giống như võ thiếu lâm, võ thuật của Võ Đang vang danh thiên hạ nhờ Tứ đại công pháp. Rất ít người có thể hoàn thiện được hầu hết các kỹ thuật ảo diệu của bộ công pháp này, bao gồm Nhuyễn khí công, Ngạnh khí công, Khinh khí công và các tuyệt kỹ bí mật của phái Võ Đang.