A number of factors are likely behind the surprising rise in strokes in women, including:
- Increasing rates of obesity (women’s waists have grown by nearly two inches in the last 10 years).
- Vitamin D deficiency due to lack of sun exposure. Sun avoidance also increases your risk of vitamin D sulfate deficiency, which may be an underlying cause of arterial plaque buildup (a risk factor for stroke).
- Rising prevalence of high blood sugar levels.
Thực phẩm gây đột quỵ
Yến Chi (Theo Care 2)
ANTĐ - Đột quỵ là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong ở Hoa Kỳ và dạng phổ biến nhất của đột quỵ là “đột quỵ thiếu máu cục bộ”, kết quả do tắc nghẽn mạch máu cung cấp máu cho não.
Một số nguyên nhân đứng đằng sau sự gia tăng đáng ngạc nhiên của chứng đột quỵ thời gian gần đây là béo phì, đường huyết cao và thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng mặt trời (nguyên nhân gây tích tụ mảng bám trong động mạch). Cũng tương tự như tình trạng máu đông ngăn chặn dòng chảy của máu đến tim khi bị đau tim, đột quỵ xảy ra khi máu không lên được đến não, kết quả là, các tế bào não bắt đầu chết. Đương nhiên, não không có oxy càng lâu, càng tăng nguy cơ tổn thương não lâu dài. Đây là trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp vì sớm bao nhiêu, hiệu quả chữa trị, giúp tránh được tổn hại vĩnh viễn về thần kinh càng cao bấy nhiêu.
Một số dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ là:
- Đột ngột thấy khó khăn trong việc đi bộ (chóng mặt, mất thăng bằng);
- Bỗng dưng lú lẫn, lơ mơ;
- Một bên cơ thể bỗng tê hay yếu;
- Nhìn không rõ;
- Đột ngột nhức đầu dữ dội…
Thịt đỏ: Các nhà khảo cứu từ lâu đã biết chất béo bão hòa trong thịt đỏ tăng rủi ro bị đột quỵ và bệnh tim vì làm nghẹt dần các động mạch do việc tạo thành các mảng protein. Ngày nay, người ta mới khám phá ra là hemoglobin - chất đem lại hàm luợng sắt cao cho thịt đỏ - có thể là một mối nguy hiểm đặc biệt đứng trên phương diện đột qụy...
Muối: Muối bao gồm: muối ăn, bột canh, nước mắm. Khi ăn mặn, chúng ta có nguy cơ bị tăng huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... Nguyên do là ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Vì thế, khi giảm lượng tiêu thụ muối ăn nhất định, không chỉ giảm được nguy cơ đột quỵ mà còn cải thiện được sức khỏe nói chung.
Trans-fat: Được biết đến là tác nhân tăng nguy cơ đột quỵ, mọi thực phẩm chứa Trans-fat đều cần phải tránh. Các thực phẩm chế biến như bánh quy giòn, khoai tây rán, bánh nướng… chứa Trans-fat đều là những chất nguy hiểm làm nghẽn động mạch, tăng nồng độ lipid và cholesterol xấu trong máu đồng thời làm giảm cholesterol tốt. Qua nghiên cứu, Trans-fat thúc đẩy quá trình viêm, “thủ phạm” phổ biến ở hầu hết các bệnh mãn tính hoặc nghiêm trọng, không chỉ là bệnh tim hay đột quỵ. Một điều lưu ý thêm, không nên nhầm lẫn khuyến cáo trên với việc dùng chất béo bão hòa (có trong dầu thực vật) vì cơ thể khỏe mạnh cũng cần đến lượng chất béo với mức phù hợp và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
Ngoài ra, về mặt dinh dưỡng, thiếu Vitamin D cũng nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội Tim của Mỹ (AHA) tổ chức ở Chicago, cơ thể thiếu vitamin D - chất dinh dưỡng thiết yếu thu được từ việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nguy cơ đột quỵ có thể tăng gấp đôi. Một trong những lợi ích về sức khỏe của vitamin D là cải thiện hệ miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ ung thư và thúc đẩy quá trình thải độc. Về cơ bản nó hoạt động như “chìa khóa” để kích hoạt các “thư viện” DNA trong mỗi tế bào trong cơ thể. Thư viện này có chứa thông tin cần thiết để giải quyết nhiều tác nhân mà tế bào gặp phải. Do đó, thiếu hụt vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, một yếu tố nguy cơ chính đối với đột quỵ.
http://www.anninhthudo.vn/Khoe-dep/Thuc-pham-gay-dot-quy/430440.antd