From Los Angeles Times (AP): The global output of heat-trapping carbon dioxide jumped last year by the biggest amount on record, the U.S. Department of Energy calculated, a sign of how feeble the world's efforts are at slowing man-made global warming. The new figures for 2010 mean that levels of greenhouse gases are higher than the worst-case scenario outlined by climate experts just four years ago."
To read more, please click here.
Khí thải toàn cầu tăng đột biến
THẢO NGUYÊN (Theo AP)
NDĐT - Theo tính toán của Bộ Năng lượng Mỹ, tổng lượng khí carbon dioxide trên toàn cầu, thủ phạm chính gây ra hiện tượng ấm lên của Trái đất, đã gia tăng với mức độ kỷ lục.
Những con số tính toán mới về lượng khí nhà kính năm 2010 đã cho thấy lượng khí nhà kính cao hơn nhiều so với mức dự báo cao nhất mà các chuyên gia về khí hậu đã đưa ra bốn năm trước đây. Ông John Reilly, một nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nói: “Chúng ta càng nói nhiều về nhu cầu kiểm soát hiệu ứng khí nhà kính thì nó lại càng gia tăng nhiều hơn”.
So với năm 2009, số lượng khí nhà kính được thải vào không khí trên toàn thế giới năm 2010 đã tăng thêm 564 triệu tấn. Trong đó, có ba quốc gia thải ra một lượng khí gây ô nhiễm nhiều hơn hẳn so với các nước còn lại là Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Trong đó, mức gia tăng lượng khí thải của hai nước Trung Quốc và Mỹ đã chiếm hơn một nửa tổng mức khí thải toàn cầu gia tăng trong năm ngoái.
Theo ông Tom Boden, một quan chức của của Bộ Năng lượng Mỹ, năm 2010, toàn thế giới sản xuất được hồi phục, người dân đi du lịch nhiều hơn và thúc đẩy lượng tiêu thụ của các loại nhiên liệu hóa thạch, nhân tố chính đóng góp cho sự biến đổi khí hậu. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước sử dụng một lượng than khổng lồ. Mà lượng khí tỏa ra từ việc đốt than chính lại là nguồn khí thải lớn nhất trên toàn thế giới và đã tăng gần 8% trong năm 2010.
Ông Reilly nói: “Tăng trưởng kinh tế tại các nước nghèo đã giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Nhưng khi kinh tế tăng trưởng, kết hợp với sự phụ thuộc vào than đá ngày một gia tăng cũng đang đẩy thế giới vào tình trạng nguy hiểm”.
Năm 2007, khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) công bố bản báo cáo của họ về hiện tượng ấm lên trên toàn cầu, họ đã đưa ra nhiều kịch bản khác nhau về sự ô nhiễm khí carbon dioxide và nói rằng tốc độ ấm lên trên toàn cầu có thể tùy thuộc vào tốc độ gia tăng khí ô nhiễm. Tuy nhiên, những số liệu mới nhất mà các nhà khoa học thu thập được cho thấy lượng khí nhà kính thải ra trên toàn thế giới cao hơn nhiều so với những dự báo tồi tệ nhất mà ủy ban khí hậu đưa ra.
Ông Reilly cho biết, mặc dù những người nghi ngờ về hiện tượng ấm lên trên toàn cầu thường chỉ trích Ủy ban Biến đổi khí hậu là đã quá bi quan, thì ngược lại các nhà khoa học lại cho rằng những dự báo này là quá thận trọng. Ông nói rằng trường đại học của ông đã khảo sát các kịch bản về sự gia tăng khí thải này, độ chính xác của nó và điều gì có thể xảy ra. Và kết quả là kịch bản tồi tệ nhất của IPCC đưa ra cũng chỉ tương đương với kịch bản ở mức trung bình mà MIT đã tính toán.
Còn ông Chris Field thuộc trường ĐH Stanford, người đứng đầu một trong các nhóm làm việc của IPCC, nói rằng các kịch bản về sự gia tăng khí thải của Ủy ban này được được đưa ra để áp dụng cho những thay đổi dài hạn và không chính xác lắm trong khoảng thời gian ngắn hạn. Ông nói rằng tranh cãi giữa các nhà khoa học hiện nay chỉ là mức độ ô nhiễm trong tương lai sẽ đúng như theo kịch bản tồi tệ nhất của IPCC hay sẽ là “một cái gì đó tồi tệ hơn”.
Tuy nhiên, ông Reilly và nhà khoa học về khí hậu Andrew Weaver tại trường ĐH Victoria lại phát hiện được một số điểm thú vị trong các con số về lượng khí thải gần đây. Những quốc gia phát triển đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto năm 1997 về hạn chế lượng khí nhà kính đã giảm tổng lượng khí thải của họ và đã đạt được mục tiêu cắt giảm lượng khí thải xuống 8% so với tổng mức năm 1990.
Ông cho biết, năm 1990, các quốc gia phát triển sản xuất ra khoảng 60% lượng khí nhà kính trên toàn thế giới. Còn hiện nay, con số này chỉ còn chưa đầy 50%.
http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/khoa-hoc/khoa-h-c/khi-th-i-toan-c-u-t-ng-t-bi-n-1.319634#CSbs19G842ZT