The Malabar spinach is popular in Việt Nam and mostly used for soups. You might know it by other names, including Ceylon spinach; Vietnamese spinach (mồng tơi); saan choy, shan tsoi, luo kai, shu chieh, lo kwai (Chinese); tsuru murasa kai (Japanese); paag-prung (Thai); genjerot, jingga, gendola (Indonesian); and so on. It is high fiber and tastes pleasant.
Rau mồng tơi
BS. Phó Thuần Phương
Trích đoạn:
Rau mồng tơi đã quá quen thuộc với chúng ta. Đối với người dân vùng nhiệt đới, mùa hè nóng khát phải có các món canh rau như mồng tơi. Nói đến mồng tơi người ta nghĩ ngay đến tác dụng nhuận tràng "trơn ruột" của nó để chữa táo bón. Tuy nhiên còn nhiều công dụng chữa bệnh nữa của rau mồng tơi mà bạn đọc có thể chưa biết.
Rau mồng tơi còn có các tên mùng tơi, tầm tơi (Tuệ Tĩnh), tên Hán là lạc quỳ, đằng quỳ, đằng nhi thái, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái. Tên khoa học Basella rubra Linn, họ mồng tơi. Mồng tơi tính hàn, vị chua, vào 5 kinh tâm, can, tỳ, đại tràng, tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, chỉ lỵ, chữa ban chẩn, định sang tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc, làm nhuận da, hoạt trường, không độc. Theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh còn có tác dụng hoạt thai làm dễ đẻ.
Trong mồng tơi chứa chất nhày pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, giúp cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:
- Thanh nhiệt giải độc: Có nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Ta đã có những cách thông dụng như canh rau mồng tơi, hoặc kèm rau đay, mướp... ăn với cà pháo muối giòn thì ngon tuyệt, lại mát ruột, ăn được nhiều cơm khi trời nóng bức.
- Hoạt trường, thanh nhiệt, dưỡng âm, giúp da tươi nhuận: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột.
- Chữa đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc bỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ngày. Hoặc dùng 4 loại rau: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má với lượng bằng nhau nấu canh ăn.
- Chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang: Lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ) sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
- Chữa tiểu tiện buốt nóng: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống nóng với ít hạt muối. Bã đắp vùng bàng quang hoặc nấu lấy nước uống hằng ngày.
- Chữa đầu vú sưng, nứt, trĩ, mụn nhọt, bỏng: Lá mồng tơi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên chỗ tổn thương. Da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước cũng có thể dùng lá mồng tơi như vậy. Chú ý rau mồng tơi phải rửa sạch.
- Bị thương chảy máu: Rau mồng tơi trộn đường phèn, giã đắp.
- Chảy máu mũi (do huyết nhiệt): Lá mồng tơi tươi sạch giã nát lấy nước tẩm bông nhét vào mũi.
- Nhức đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại.
- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.
Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh nên nấu kỹ...
http://suckhoedoisong.vn/200872692736545p0c60/chua-di-mong-tinh-bang-rau-mong-toi-.htm