Trứng không rõ nguồn gốc rất dễ nhiễm khuẩn (VNMedia) |
Thùy Minh
Ngày 27/08/2010
(VnMedia) - Gần đây, Mỹ phải thu hồi hơn nửa tỉ quả trứng gà vì nghi nhiễm vi khuẩn Salmonella sau khi hàng ngàn ca ngộ độc thực phẩm liên quan đến trứng xuất hiện liên tục tại nước này. Còn ở Việt Nam, tuy chưa phát hiện trứng gà bị nhiễm loại vi khuẩn này nhưng theo cách thức chăn nuôi và cách tiêu dùng của nhiều người dân hiện nay thì nguy cơ nhiễm khuẩn Samonella sẽ rất cao.
Thói quen tiêu dùng "điếc không sợ súng"
Dạo qua các siêu thị, các chợ trên địa bàn Hà Nội mới thấy thói quen tiêu dùng của người dân vẫn theo kiểu “ điếc không sợ súng” mặc cho các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường xuyên tuyên truyền kiến thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ mình trước dịch bệnh.
Tại nhiều chợ như lớn: chợ Hôm, chợ Kim Liên, chợ Thịnh Liệt, chợ Trương Định… rất nhiều quầy bán trứng bày bán la liệt đủ các loại từ trứng vịt, trứng gà đến trứng chim cút mà vỏ không được vệ sinh sạch sẽ và nghiễm nhiên không hề đề nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Theo nhiều người bán hàng lý giải thì loại trứng như vậy mới là trứng ta "xịn", còn trứng trắng sạch, bóng mượt chỉ có trứng của Trung Quốc.
Các chợ có đông dân cư đến mua hàng đã vậy, nhiều chợ cóc, chợ tự phát thì tình trạng trứng dơ bẩn ở vỏ, thậm chí dập nát vẫn bán được vô tư cho những người tiêu dùng ham rẻ. Chị Lan Anh, một khách mua hàng tại chợ Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) cho biết, khi đi mua trứng chị thường bắt gặp hiện tượng quả đã bị dâp, ngoài vỏ thì bẩn, nhưng nhiều người vẫn mua. Thường những loại trứng này được bán với giá rẻ hơn một vài đồng. Nhiều người tiết kiệm hay mua trứng đấy.
Không chỉ tại các chợ, thậm chí tại một số siêu thị, trứng gà bày bán được buộc thành từng giỏ cho tiện lợi đối với người mua, nhưng cũng chẳng hề thấy đề nguồn gốc trứng. Giá thành của trứng được bày bán trong siêu thị tuy có vẻ cao hơn ngoài chợ nhưng cũng chắc được người dân tin tưởng hoàn toàn.
Thói quen tiêu dùng "điếc không sợ súng"
Dạo qua các siêu thị, các chợ trên địa bàn Hà Nội mới thấy thói quen tiêu dùng của người dân vẫn theo kiểu “ điếc không sợ súng” mặc cho các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường xuyên tuyên truyền kiến thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ mình trước dịch bệnh.
Tại nhiều chợ như lớn: chợ Hôm, chợ Kim Liên, chợ Thịnh Liệt, chợ Trương Định… rất nhiều quầy bán trứng bày bán la liệt đủ các loại từ trứng vịt, trứng gà đến trứng chim cút mà vỏ không được vệ sinh sạch sẽ và nghiễm nhiên không hề đề nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Theo nhiều người bán hàng lý giải thì loại trứng như vậy mới là trứng ta "xịn", còn trứng trắng sạch, bóng mượt chỉ có trứng của Trung Quốc.
Các chợ có đông dân cư đến mua hàng đã vậy, nhiều chợ cóc, chợ tự phát thì tình trạng trứng dơ bẩn ở vỏ, thậm chí dập nát vẫn bán được vô tư cho những người tiêu dùng ham rẻ. Chị Lan Anh, một khách mua hàng tại chợ Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) cho biết, khi đi mua trứng chị thường bắt gặp hiện tượng quả đã bị dâp, ngoài vỏ thì bẩn, nhưng nhiều người vẫn mua. Thường những loại trứng này được bán với giá rẻ hơn một vài đồng. Nhiều người tiết kiệm hay mua trứng đấy.
Không chỉ tại các chợ, thậm chí tại một số siêu thị, trứng gà bày bán được buộc thành từng giỏ cho tiện lợi đối với người mua, nhưng cũng chẳng hề thấy đề nguồn gốc trứng. Giá thành của trứng được bày bán trong siêu thị tuy có vẻ cao hơn ngoài chợ nhưng cũng chắc được người dân tin tưởng hoàn toàn.
Hiện trên thị trường, một số loại trứng gà, trứng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và còn được khử khuẩn bằng tia UV như trứng của công ty Phúc Thịnh không nhiều. Phần lớn, nguồn hàng được cung cấp từ những người chăn nuôi nhỏ lẻ nên khả năng bảo quản trứng rất kém, rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Ăn trứng nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong cao
Theo Tiến sĩ Đoàn Mai Hương, Phó trưởng Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Salmonella là loại vi khuẩn đường ruột, có trong phân nhiều loại động vật. Vi khuẩn Salmonella có khả năng lây lan lớn khi phân nhiễm khuẩn bị thải ra ngoài môi trường đất, nước...
Nếu ăn phải trứng nhiễm loại vi khuẩn này sẽ gây nhiễm trùng đường ruột. Tùy số lượng vi khuẩn nhiễm vào cơ thể mà độc lực gây bệnh cao hay thấp. Ở mức độ cao, Salmonella đi vào máu, gây bệnh ở nhiều cơ quan, nhiễm trùng máu dẫn đến thương hàn, có nguy cơ tử vong rất cao.
Người bị nhiễm khuẩn Salmonella thường phát bệnh từ 48 đến 72 tiếng, bệnh nhân có các triệu chứng nôn, tiêu chảy, sốt cao. Sau khi điều trị kháng sinh thì có thể khỏi. Tuy nhiên, vẫn có 3% - 5% người mắc bệnh trở thành người lành mang vi khuẩn. Những người này nếu không được quản lý thì nguồn lây nhiễm ra cộng đồng rất cao, đặc biệt nếu những người làm trong ngành chế biến thực phẩm thì nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng càng cao.
Nếu ăn phải trứng nhiễm loại vi khuẩn này sẽ gây nhiễm trùng đường ruột. Tùy số lượng vi khuẩn nhiễm vào cơ thể mà độc lực gây bệnh cao hay thấp. Ở mức độ cao, Salmonella đi vào máu, gây bệnh ở nhiều cơ quan, nhiễm trùng máu dẫn đến thương hàn, có nguy cơ tử vong rất cao.
Người bị nhiễm khuẩn Salmonella thường phát bệnh từ 48 đến 72 tiếng, bệnh nhân có các triệu chứng nôn, tiêu chảy, sốt cao. Sau khi điều trị kháng sinh thì có thể khỏi. Tuy nhiên, vẫn có 3% - 5% người mắc bệnh trở thành người lành mang vi khuẩn. Những người này nếu không được quản lý thì nguồn lây nhiễm ra cộng đồng rất cao, đặc biệt nếu những người làm trong ngành chế biến thực phẩm thì nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng càng cao.
Vì vậy, Tiến sĩ Đoàn Mai Hương khuyến cáo, người dân khi đi mua hàng nếu gặp trứng gà chưa sạch, dính phân thì không nên chọn, quả trứng đã dập, đã vỡ thì càng không nên mua bởi đó là nguy cơ cao để vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào. Đặc biệt, hết sức chú ý thực phẩm dính phân như trường hợp trứng nuôi tại các trang trại không đảm bảo an toàn vệ sinh rất có thể trứng này đã nhiễm khuẩn từ loại phân của các động vật nuôi. Người tiêu dùng cũng cần hết sức chú ý, ăn chín uống sôi.
Về phía chính quyền nên quản lý nguồn chất thải, nguồn phần và cung cấp nước sạch cho người tiêu dùng. Quản lý tất cả người lành mang vi khuẩn, phát hiện những người làm trong ngành thực phẩm có mang Salmonella. Nếu phát hiện ra bệnh nhân bị nhiễm bệnh thì phải điều trị kịp thời và cách ly.
Về phía chính quyền nên quản lý nguồn chất thải, nguồn phần và cung cấp nước sạch cho người tiêu dùng. Quản lý tất cả người lành mang vi khuẩn, phát hiện những người làm trong ngành thực phẩm có mang Salmonella. Nếu phát hiện ra bệnh nhân bị nhiễm bệnh thì phải điều trị kịp thời và cách ly.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vi khuẩn Salmonella được phát hiện trên trứng gà bị thu hồi tại Mỹ là loại vi khuẩn gây ngộ độc khá phổ biến trong các ca bệnh tại Việt Nam. Trung tâm chống độc từng tiếp nhận điều trị cho không ít bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Salmonella rất nặng do ăn trứng nhiễm khuẩn hay nem tai, tiết canh. Song, thường gặp nhất vẫn là các ca bệnh thương hàn tại các khoa truyền nhiễm.