Nông dân chăn lợn bị ung thư, chuyển sang ăn thuần chay
Anh Fred Leman năm nay 53 tuổi. Anh hành nghề nuôi lợn ở Forrest, bang Illinois, Hoa Kỳ, một vùng nông nghiệp với những cánh đồng ngô và đậu nành mênh mông. Trước kia hầu như buổi ăn nào anh cũng đều ăn thịt. Nhưng hiện nay, những món yêu thích của anh là gỏi bắp cải với hạt hướng dương, món cuốn hạt mầm, hạt hồ đào (walnut), hạnh nhân tươi, và một ly nước nóng tinh khiết.
Năm ngoái, anh bệnh ung thư và phải điều trị ở một bệnh viện bên Mễ Tây Cơ. Anh đã trải qua 10 lần bức xạ trị liệu (radiation treatment) và một số hình thức điều trị khác. Từ đó, anh đã có dịp suy gẫm thêm về sự liên hệ giữa cách ăn uống và bệnh tật.
Brenda, vợ anh, là một y tá. Chị đã được nghe các buổi thuyết giảng về dinh dưỡng phối hợp của bác sĩ Andrew Weil, bác sĩ Walter Willett, bác sĩ Neal Barnard, bác sĩ Mark Hyman, bác sĩ Deepak Chopra và nhiều vị khác. Chị tự tìm hiểu thêm những bằng chứng khoa học về sự liên quan giữa thức ăn chế biến, thức ăn ngọt, và bệnh tật.
Anh Fred Leman cho biết chỉ trong vòng 10 ngày sau khi theo lối ăn thuần chay, không có thành phần động vật hoặc thức ăn chế biến (processed foods), anh đã không còn thèm bánh kẹo và kem lạnh như trước nữa. Anh nói: “Lúc trước lượng đường trong máu của tôi luôn trồi sụt bất thường. Khẩu vị của tôi nay đã thay đổi rất nhiều. Tôi cảm thấy như được giải thoát vì không thèm khát những chất đường và chất ngọt nữa.”
Mặc dù họ sống giữa vùng sản xuất ngô và đậu nành, đôi vợ chồng loại bỏ mọi thức ăn có chứa xi-rô bắp hàm lượng fructose cao (high fructose corn syrup hoặc HFCS), phần lớn đều có trong các thực phẩm chế biến, nước ngọt, nước trái cây không nguyên chất.
Brenda Leman, giờ đây là một nhà cố vấn và huấn luyện về sức khỏe, cho các thân chủ biết rằng HFCS làm rối loạn 2 kích thích tố về khẩu vị: leptin và ghrelin. Leptin làm giảm cơn đói, ghrelin tăng sự thèm ăn.
Chị nói: “Thân thể của quý vị cũng có thể sống nhưng quý vị không cảm thấy khỏe khoắn đúng nghĩa khi ăn thực phẩm chế biến thay vì thực phẩm thuần chất. Loại bỏ mọi thực phẩm chế biến không có gì thái quá cả. Trước đây nhân loại vẫn ăn uống như thế. Một khi quý vị ăn theo kiểu này một thời gian, cơ thể quý vị sẽ bắt đầu nói chuyện với quý vị.”
Brenda Leman giải thích thêm: “Uống nước nóng trong ngày rất quan trọng để giúp cho hệ thống hạch luân lưu. Nước nóng giúp cho thân thể đừng khô khan và được tẩy độc. Giữ hệ thống hạch tiếp tục luân chuyển là một phần lớn trong việc chống ung thư và viêm.”
Ngoài những thức ăn chế biến, chuyên gia sức khỏe Brenda Leman cho biết: “Ăn nhiều chất đạm quá sẽ khiến cho cơ thể bị axít cao, gây ra bệnh viêm.” Chị dẫn chứng các nghiên cứu cho thấy sự liên hệ giữa trạng thái sưng và viêm khớp, đau nhức khớp, bệnh tim, suyễn và ung thư.
Fred Leman cho đến nay vẫn còn ăn thuần chay. Anh không còn trị liệu bức xạ nữa và xem lối dinh dưỡng thuần chay là một phần giúp anh bảo vệ phòng chống việc ung thư tái phát. Anh nói: “Lối ăn này không có gì cực đoan lắm đâu. Tôi chỉ muốn có những chọn lựa tốt nhất. Tôi không làm để nhắn nhủ thông điệp gì cả. Tôi chỉ mong được sống sót mà thôi.”
Trước khi bị chẩn đoán là mang bệnh ung thư, Fred đã tưởng anh cần phải có nhiều chất đạm từ thịt mới có sức. Anh nói: “Giờ đây, tôi lấy chất đạm từ hạt và rau cải, không thấy sức lực yếu kém chi cả. Lúc trước ăn tối xong là tôi phải ngủ liền 1 tiếng đồng hồ. Bây giờ tôi rất sung sức.”
Brenda Leman tâm sự: “Hiện tại, chúng tôi ăn để sống, chứ không phải sống để mà ăn. Khi tới giai đoạn đó, quý vị sẽ cảm thấy rất được may mắn.”
Xin chúc anh Fred sức khỏe được dồi dào. Hy vọng trong tương lai, thay vì chăn nuôi lợn, anh sẽ chuyển sang trồng rau cải hữu cơ. Được như thế anh sẽ giúp những người khác tìm được sức khỏe qua lối dinh dưỡng thuần chay, không thú vật.
Theo bài viết của Clare Howard
http://www.sturgisjournal.com/lifestyle/food/x2092795141/Hog-farmer-switches-to-vegan-diet-after-battling-cancer