Đại dương mỹ lệ trên hành tinh của chúng ta có nhiều nơi và nhiều sinh vật mà chúng ta chưa có dịp biết đến. Sau đây là một số hình ảnh dưới lòng đại dương từ các nhiếp ảnh gia khác nhau, được trang mạng sống xanh Treehugger sưu tầm. Người sáng lập ra trang mạng này, Graham Hill từ Gia Nã Đại, khuyến khích việc ăn chay, ít nhất là trong ngày thường.
Địa Cầu đẹp quá, Địa Cầu ơi, Địa Cầu ơi! Chúng ta hãy cùng nhau, mỗi người một tay, trong tình thương và ý thức nâng cao, chăm sóc Địa Cầu này.
San hô tím
Một trong những sinh vật hiện diện đông đảo nhất ở đại dương.
Ảnh: Mattk1979
Cỏ chân ngỗng khổng lồ
Có thể cao đến 1 mét (3 bộ Anh), sống ở vùng nước lạnh.
Có thể cao đến 1 mét (3 bộ Anh), sống ở vùng nước lạnh.
Ảnh: Animal World
San hô quạt đỏ
Thường thấy ở vùng nước cạn.
Ảnh: Aquacon
Ảnh: Aquacon
Cỏ chân ngỗng xanh
Loài cỏ chân ngỗng này giống như hoa cúc ngoài đại dương.
Loài cỏ chân ngỗng này giống như hoa cúc ngoài đại dương.
Ảnh: Poplinre
Cỏ chân ngỗng và Cá hề
Cá hề và cỏ chân ngỗng là đôi bạn thân nâng đỡ nhau.
Cá hề và cỏ chân ngỗng là đôi bạn thân nâng đỡ nhau.
Ảnh: Shek Graham
San hô mặt trời
Tên tuy thế nhưng không cần mặt trời nhiều cho lắm.
Tên tuy thế nhưng không cần mặt trời nhiều cho lắm.
Cư gia là những hang động và nơi ít ánh sáng.
Ảnh: laslo-photo
San hô mềm
Mềm mại như lông vũ.
Mềm mại như lông vũ.
Ảnh: Inon
Tảo
Năm 2007, các khoa học gia tình cờ khám phá ra một rừng tảo ở Thái Bình Dương. Trước đây người ta ngỡ rằng tảo không thể nào sống được ở vùng biển nhiệt đới. Chúng ta còn nhiều điều để tìm hiểu và thán phục về thế giới đại dương!
Ảnh: NPR/NOAA
San hô não
Có nhiều màu rực rỡ, từ xanh dương đến đỏ, đến hồng đến xanh lá cây.
Có nhiều màu rực rỡ, từ xanh dương đến đỏ, đến hồng đến xanh lá cây.
Ảnh: Mark Caruana/SaltAquarium.about.com
Ám tiêu san hô (vùng đá ngầm san hô)
Ám tiêu san hô là quê hương của nhiều chủng loại, tương đương như rừng mưa nhiệt đới, cho nên bảo vệ những ám tiêu san hô là điều quan trọng. Nhưng ngày nay ô nhiễm và lưới cá quá nhiều, khiến chúng ta có thể mất 70% ám tiêu trên thế giới trong vòng 40 năm trở lại.
Ám tiêu san hô là quê hương của nhiều chủng loại, tương đương như rừng mưa nhiệt đới, cho nên bảo vệ những ám tiêu san hô là điều quan trọng. Nhưng ngày nay ô nhiễm và lưới cá quá nhiều, khiến chúng ta có thể mất 70% ám tiêu trên thế giới trong vòng 40 năm trở lại.
Ảnh: California Academy of Sciences/Ocean World
http://www.treehugger.com/galleries/2010/08/stunning-underwater-plants-on-the-ocean-floor.php?page=1