Làm sao hồi phục lại dòng sông
Ở chốn quê hương của chúng mình?
Sống xanh Chay tịnh là hay nhất
Cuối nguồn sông Cửu đẹp môi sinh
Và rồi..
Long Hoa mở hội tưng bừng biết đâu...
Ở chốn quê hương của chúng mình?
Sống xanh Chay tịnh là hay nhất
Cuối nguồn sông Cửu đẹp môi sinh
Và rồi..
Long Hoa mở hội tưng bừng biết đâu...
~ BT
Trích bài viết của Đức Cường, Báo Nông Nghiệp Việt Nam:
Phát triển bền vững vùng ĐBSCL: Loay hoay dùng "đất" và "nước"
Một lần nữa, câu chuyện phát triển nông nghiệp, thực chất là sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất và nước vùng ĐBSCL lại “nóng” lên khi được cả trăm nhà khoa học, quản lý “mổ xẻ” tại buổi hội thảo khoa học ngày 21/4 tại TPHCM.
“NỒI CƠM QUỐC GIA" VẪN LẠC HẬU
Nói về nghịch lý này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần nêu dẫn chứng: Hàng năm ĐBSCL đóng góp 18% GDP cả nước, 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, 52% sản lượng thuỷ sản, 90% sản lượng gạo XK và 60% kim ngạch XK thuỷ sản của cả nước. Vậy nhưng, thực sự khó hiểu khi đây lại là vùng đất lạc hậu, đời sống người dân còn nghèo, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực và giáo dục còn thấp, ảnh hưởng lớn đến nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững.
Điều trớ trêu nhất là ĐBSCL là một trong số ít châu thổ trên trái đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hai thế mạnh: đất rộng mênh mông, sông hồ chằng chịt - những điều kiện trong “mơ” để có thể phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá. Vậy nhưng, trong một thời gian rất dài, “đất” và “nước” tại đây đã bị sử dụng lãng phí và rất thiếu trách nhiệm. Nguồn lợi thủy sản có nguy cơ cạn kiệt; chất thải, thuốc BVTV đổ vô tội vạ khiến chất lượng nước và đất xuống cấp trầm trọng; tình trạng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, phèn hoá cục bộ, mưa lũ, hạn hán đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Và vì thế, dù được xem là “vựa thóc, mỏ tôm, cá” của quốc gia, nhưng những sản phẩm này luôn phải gánh chịu nhiều tác động của thiên nhiên, thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất lợi, thiếu tính ổn định và bền vững.
Đặc biệt, theo kịch bản biến đổi khí hậu cho VN mới được công bố chính thức, nhiệt độ trung bình ở nước ta có thể tăng 2,3 độ C so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 và mực nước biển có thể dâng 0,75 – 1m vào cuối thế kỷ 21. Lúc này, ĐBSCL là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất khi có khoảng 15.000 km2 (38% diện tích) bị nước nhấn chìm!
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/52352/Default.aspx