Đạo Đức Kinh ~ Lão Tử
Sử ký của Tư Mã Thiên (sinh khoảng năm 145 trước công nguyên) có kể chuyện rành rọt về Lão Tử, với đầy đủ họ Lý tên Nhĩ, hiệu là Bá Dương, thụy là Đam. Có người nói đó là Thái sử Đạm, Lão Lai Tử, người huyện Khổ, nước Sở, nay là phía đông Lộc Ấp, thuộc tỉnh Hà Nam. Có người còn đưa thời điểm cụ thể về cuộc đời của Lão Tử, cho rằng ông chào đời rồi tạ thế trong khoảng 580-500 trước công nguyên, cuối thời Xuân Thu....
Sách Sử ký kể tiếp rằng Lão Tử làm quan giữ sách sử (Thư tàng sử) của nhà Chu. Khi thấy nhà Chu suy tàn, ông rời Trung Hoa, tìm ra chốn quan ngoại để sống. Lúc đi qua cửa ải Hàm Cốc, ông gặp quan lệnh là Doãn Hỉ. Quan ấy thưa: “Ngài sắp đi ở ẩn, xin hãy vì tôi mà để lại một bộ sách”. Lão Tử nán lại soạn Đạo Đức Kinh, rồi để ở đó, cưỡi trâu mà đi. Khi ông đã khuất bên kia cửa ải, người đời không còn biết tung tích ông....
Sách Sử ký kể tiếp rằng Lão Tử làm quan giữ sách sử (Thư tàng sử) của nhà Chu. Khi thấy nhà Chu suy tàn, ông rời Trung Hoa, tìm ra chốn quan ngoại để sống. Lúc đi qua cửa ải Hàm Cốc, ông gặp quan lệnh là Doãn Hỉ. Quan ấy thưa: “Ngài sắp đi ở ẩn, xin hãy vì tôi mà để lại một bộ sách”. Lão Tử nán lại soạn Đạo Đức Kinh, rồi để ở đó, cưỡi trâu mà đi. Khi ông đã khuất bên kia cửa ải, người đời không còn biết tung tích ông....
Sách chỉ khoảng 5000 chữ, gồm hai phần. Thượng là Đạo Kinh gồm 37 chương, bàn về Đạo lớn của vũ trụ. Hạ là Đức Kinh gồm 44 chương bàn về Đức.
Tác giả viết theo hình thức câu dài ngắn khác nhau, giàu âm điệu và đọc lên nghe như thơ tự do thời nay. Súc tích. Không chấm câu. Không lý luận. Không chứng minh dài dòng. Thể được dùng là cổ văn, một loại văn ngắn gọn, dễ thuộc lòng nhưng không dễ hiểu. Vì thế, nó có vẻ như chỉ gợi ý và bắt người đọc phải ngẫm nghĩ, tưởng tượng, lắng nghe tiếng dội lại từ lòng mình. Và người đọc có rất nhiều cơ hội tiếp nối quá trình sáng tạo, tư duy, cho tác phẩm sinh động, thấm sâu, được triển khai thêm theo mỗi lần đọc.
Tác giả viết theo hình thức câu dài ngắn khác nhau, giàu âm điệu và đọc lên nghe như thơ tự do thời nay. Súc tích. Không chấm câu. Không lý luận. Không chứng minh dài dòng. Thể được dùng là cổ văn, một loại văn ngắn gọn, dễ thuộc lòng nhưng không dễ hiểu. Vì thế, nó có vẻ như chỉ gợi ý và bắt người đọc phải ngẫm nghĩ, tưởng tượng, lắng nghe tiếng dội lại từ lòng mình. Và người đọc có rất nhiều cơ hội tiếp nối quá trình sáng tạo, tư duy, cho tác phẩm sinh động, thấm sâu, được triển khai thêm theo mỗi lần đọc.
(Nguyễn Ước, Talawas.org)
CHƯƠNG 81
TÍN NGÔN BẤT MỸ
Tín ngôn bất mỹ,
Mỹ ngôn bất tín.
Thiện giả bất biện,
Biện giả bất thiện.
Trí giả bất bác,
Bác giả bất tri.
Thánh nhơn bất tích,
Ký dĩ vi nhơn kỷ dũ hữu.
Ký dĩ dữ nhơn kỷ dũ đa.
Thiên chi Đạo, lợi nhi bất hại,
Thánh nhơn chi Đạo, vi nhi bất tranh.
Mỹ ngôn bất tín.
Thiện giả bất biện,
Biện giả bất thiện.
Trí giả bất bác,
Bác giả bất tri.
Thánh nhơn bất tích,
Ký dĩ vi nhơn kỷ dũ hữu.
Ký dĩ dữ nhơn kỷ dũ đa.
Thiên chi Đạo, lợi nhi bất hại,
Thánh nhơn chi Đạo, vi nhi bất tranh.
(MỘT VÀI GỢI Ý từ các lời diễn giải)
Lời thành thực (tin tưởng được, đáng tin cậy) không đẹp (không bóng bẩy),
Lời đẹp (hoa mỹ) không thành thực (không tin được).
Người thiện không tranh biện,
Người tranh biện không thiện.
Người trí không học rộng, (Người có trí huệ, không hẳn cần kiến thức của đầu óc)
Người học rộng không trí. (Người biết nhiều không hẳn có trí huệ)
Lời đẹp (hoa mỹ) không thành thực (không tin được).
Người thiện không tranh biện,
Người tranh biện không thiện.
Người trí không học rộng, (Người có trí huệ, không hẳn cần kiến thức của đầu óc)
Người học rộng không trí. (Người biết nhiều không hẳn có trí huệ)
Bậc thánh nhơn không thu giữ (không ham muốn tích trữ),
Càng vì người, càng thêm có (Càng giúp người, càng có dư),
Càng cho người, càng thêm nhiều.
Đạo của Trời, lợi mà không hại.
Đạo của Thánh nhơn, làm mà không tranh.
Càng vì người, càng thêm có (Càng giúp người, càng có dư),
Càng cho người, càng thêm nhiều.
Đạo của Trời, lợi mà không hại.
Đạo của Thánh nhơn, làm mà không tranh.