Sunday, February 21, 2010

Người Trường Chay: Paul McCartney & Phim "Nuốt Sống Địa Cầu" (2-Đốn Rừng)

Sir Paul McCartney is a vegetarian.
Photo: PETA

-->
Siêu sao ca nhạc sĩ Paul McCartney của ban nhạc Beatles lừng danh thế giới là một trong những nghệ sĩ thành công nhất trong lịch sử và là người ủng hộ việc ăn chay. Năm 1997, người ca nhạc sĩ tài hoa này được Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh ban cho danh hiệu “Hiệp sĩ.” Gần đây, vào ngày 18/2/2010, Ngài Paul đã lên tiếng phản đối việc chính phủ Anh dự định cho phép săn cáo và nói: “Đừng để các chính trị gia đem sự tàn ác trở lại.”

 

Ngài Paul McCartney tâm sự:

Nếu muốn cứu Địa Cầu, chỉ cần ngưng ăn thịt. Đó là điều quan trọng duy nhất mà bạn có thể làm. Thật là một điều vĩ đại, nếu bạn nghĩ kỹ lại. Ăn chay giải quyết được rất nhiều vấn đề: môi sinh, nạn đói, sự tàn ác.”

Khi tôi nhìn miếng thịt ba rọi, tôi thấy một chú heo, một người bạn nhỏ. Do đó tôi không thể nào ăn được. Giản dị có thế.

“Có quá nhiều nông súc, chúng ta không còn đủ đất nữa, và mọi nơi đều ngập tràn thuốc rầy, phân bón… Nếu mọi người ăn chay, chúng ta chỉ cần nửa diện tích đất, rồi chúng ta sẽ thật sự có những cánh rừng và những nơi thiên nhiên hoang dã trở lại… Nông súc dùng số lượng nước khổng lồ, và có đến hàng tỷ nông súc.”

Ngày nay có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy người ăn chay và thuần chay khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn.

Ngài Paul McCartney là người thuyết minh phim tài liệu “Nuốt Sống Địa Cầu.” Sau đây mời các bạn đọc đoạn về Đốn Rừng trong phim này.

Xin bấm vào đây để xem: Phim tài liệu "Nuốt Sống Địa Cầu"
Bản dịch Việt ngữ bên dưới.

Đốn Rừng
Rừng mưa trên thế giới phức tạp một cách diệu kỳ.
Phân nửa chủng loại động thực vật trên thế giới là cư dân trong rừng mưa.
Rừng mưa cho ta nhiều dược chất: thuốc gây mê, thuốc trị ung thư, thuốc ngừa thai.
Rừng giữ đất lại, thẩm thấu nước mưa; sinh vật mới được nuôi sống nhờ sự phân hủy của những sinh vật đã mất.
Rừng mưa sản xuất dưỡng khí và hấp thu thán khí.
Rừng mưa là thiên nhiên trong sự quân bình. Và chúng ta đáp lại bằng cách tàn phá.
Trước năm 1950, 14% diện tích đất trên thế giới là rừng mưa nhiệt đới. Ngày nay, phân nửa đã biến mất, và cứ mỗi năm một khoảng rừng to rộng cỡ nước Anh lại biến mất. Vì lý do gì?
Phần lớn là để biến thành cánh đồng cỏ cho nông súc hoặc để trồng đậu nành cho nông súc ăn, đa số thịt đều xuất cảng cho những nước phát triển.
Trong vòng 7 năm, đất hầu như sẽ không còn sức sống và sẽ khô trọc.


SỰ THẬT 2: 
Rừng mưa là quê hương của ít nhất 90% chủng loại trên Địa Cầu.
Hàng năm có 164.000 kí-lô-mét vuông rừng mưa bị tiêu hủy.

Ở Costa Rica, 71% đất từ việc đốn rừng dành để làm đồng cỏ cho nông súc. Trong vòng 20 năm qua, Nê-pan đã mất phân nửa đất rừng, chủ yếu là để nuôi nông súc.

Ngay cả đồng cỏ mới phát hoang cũng chỉ nuôi được một đầu nông súc cho mỗi mẫu đất. Năm 1991, châu Mỹ La-tinh xuất cảng gần 8 triệu tấn đậu nành, chủ yếu là để nuôi nông súc.

(Nguồn: http://www.goveg.com/feat/paulmveg/
http://www.monstersandcritics.com/people/news/article_1534632.php/Sir-Paul-McCartney-backs-campaign-to-keep-ban-on-fox-hunting#ixzz0gCIIB1UU
http://www.vegetarismus.ch/video/vsuk_skripte.htm
http://www.globetransformer.org/)