Phim tài liệu “Nuốt Sống Địa Cầu” (Devour the Earth) khoảng 20 phút, nói về hậu quả của việc ăn thịt trên toàn cầu, do Hội Ăn Chay Vương Quốc Anh và Hiệp Hội Ăn Chay Âu Châu phát hành. Ca nhạc sĩ Paul McCartney (ban nhạc Beatles) thuyết minh, Tom Wardle biên soạn, bao gồm các chủ đề như:
Hoang phí thức ăn & đất đai
Nạn đốn rừng
Hâm nóng toàn cầu
Đất khô cằn
Mưa axít
Đại dương đau khổ
Sức khỏe & hạnh phúc
Phim nguyên bản bằng tiếng Anh, đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Bạn có thể bấm vào đây để xem:
Đây là trích đoạn phần đầu của bộ phim tài liệu này.
Chúng tôi thực hiện phim này hầu cống hiến cho vô số thú vật vô tội đã phải hứng chịu bao sự dã man vì vô minh của chính chúng ta và của những thế hệ trước đây.
Hỡi loài người, hãy tỉnh dậy!
Nước & đất bị nhiễm độc
Hâm nóng toàn cầu
Bão, lụt, hạn hán
Bệnh tật
Chúng ta thật sự muốn những điều này hay sao?
...Và không có cách nào để thoát khỏi những tai ương đó?
"Nuốt Sống Địa Cầu"
Thuyết minh: Paul McCartney
Kịch bản: Tony Wardle
Không ai biết bằng cách nào hay tại sao, nhưng khoảng 4000 triệu năm về trước, hành tinh Địa Cầu đã hiện hữu.
Trong thời gian đó, đời sống đã tiến hóa trên mặt đất, trong những dòng nước ngầm, và trên bầu trời.
Và thời gian sắp mãn cuộc.
Hãy tưởng tượng toàn bộ lịch sử thế giới cô đọng lại trong một năm. Một năm được bắt đầu vào ngày 1 tháng giêng.
Vài ngày sau đó, vi khuẩn đầu tiên đã xuất hiện.
Phép lạ của sự tiến hóa đã tiếp nối, và mọi vùng nước, bùn, đất đều có cư dân.
Loài sứa và nhện không xuất hiện cho đến đầu tháng 11. Cây dương xỉ đầu tiên ló dạng vào ngày 20 tháng đó.
Cũng trong thời gian này, cá bắt đầu sống trên sông hồ biển, côn trùng có cánh hiện diện trong không trung.
Trong thời gian đó, đời sống đã tiến hóa trên mặt đất, trong những dòng nước ngầm, và trên bầu trời.
Và thời gian sắp mãn cuộc.
Hãy tưởng tượng toàn bộ lịch sử thế giới cô đọng lại trong một năm. Một năm được bắt đầu vào ngày 1 tháng giêng.
Vài ngày sau đó, vi khuẩn đầu tiên đã xuất hiện.
Phép lạ của sự tiến hóa đã tiếp nối, và mọi vùng nước, bùn, đất đều có cư dân.
Loài sứa và nhện không xuất hiện cho đến đầu tháng 11. Cây dương xỉ đầu tiên ló dạng vào ngày 20 tháng đó.
Cũng trong thời gian này, cá bắt đầu sống trên sông hồ biển, côn trùng có cánh hiện diện trong không trung.
Vài ngày sau, từ ngày 1 đến 15 tháng 12, loài khủng long làm bá vương một cõi.
15 phút trước nửa khuya ngày 31 tháng 12, nhân loại bắt đầu xuất hiện.
Và cách đây 2 giây, khi khởi xướng cuộc cách mạng kỹ nghệ, chúng ta cũng đã bắt đầu hủy hoại trái đất, tàn phá đến độ Địa Cầu phải ngã quỵ.
Hoang Phí Thực Phẩm, Tiêu Phá Đất Đai
15 phút trước nửa khuya ngày 31 tháng 12, nhân loại bắt đầu xuất hiện.
Và cách đây 2 giây, khi khởi xướng cuộc cách mạng kỹ nghệ, chúng ta cũng đã bắt đầu hủy hoại trái đất, tàn phá đến độ Địa Cầu phải ngã quỵ.
Hoang Phí Thực Phẩm, Tiêu Phá Đất Đai
Môi sinh là một chiếc áo dệt tinh vi đang bắt đầu rách tả tơi trước mắt chúng ta, và việc ăn thịt là thủ phạm chính.
Về thể chất, chúng ta thật sự không cần phải ăn thịt, dù rằng hiện nay trên thế giới nông súc đông gấp 3 lần dân số loài người.
Nông súc cần ăn rất nhiều cỏ, ngô, lúa mì; nhiều đến nỗi 80% đất canh tác ở Anh quốc được dùng chỉ để nuôi nông súc.
Phải mất 10 kg chất đạm thực vật để sản xuất 1 kg thịt. Đây là một kế hoạch tái chế hoang phí nhất từ trước đến nay.
Nông súc cần ăn nhiều đến nỗi đất bị khai thác quá độ và bị ép phải dung nạp thuốc rầy cùng phân bón.
Thuốc rầy là chất độc dùng để giết cỏ dại, giết côn trùng và nấm.
Thuốc rầy có thể giết người và đã từng giết người.
Chúng ta biết thuốc rầy còn vô tình hủy diệt những chủng loại khác và có thể làm lung lay sự quân bình tự nhiên của hệ sinh thái.
Chúng ta biết thuốc rầy gia tăng nồng độ khi thú lớn ăn thú bé.
Loài thủy cầm như chim lặn, trên đỉnh chuỗi thực phẩm, có thể chứa gấp 80.000 lần độc tố trong cơ thể so với các loài sống trong nước.
Chúng ta biết 50 hóa chất trong thuốc rầy bị nghi là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Chúng ta biết, so với rau cải, thịt có gấp 14 lần dư lượng thuốc rầy.
Dư lượng thuốc rầy đọng lại trong phần đông thực phẩm của chúng ta.
Chúng ta biết, nếu không cần phải nuôi nông súc, nông dân có thể trở lại phương pháp trồng trọt luân canh.
Về thể chất, chúng ta thật sự không cần phải ăn thịt, dù rằng hiện nay trên thế giới nông súc đông gấp 3 lần dân số loài người.
Nông súc cần ăn rất nhiều cỏ, ngô, lúa mì; nhiều đến nỗi 80% đất canh tác ở Anh quốc được dùng chỉ để nuôi nông súc.
Phải mất 10 kg chất đạm thực vật để sản xuất 1 kg thịt. Đây là một kế hoạch tái chế hoang phí nhất từ trước đến nay.
Nông súc cần ăn nhiều đến nỗi đất bị khai thác quá độ và bị ép phải dung nạp thuốc rầy cùng phân bón.
Thuốc rầy là chất độc dùng để giết cỏ dại, giết côn trùng và nấm.
Thuốc rầy có thể giết người và đã từng giết người.
Chúng ta biết thuốc rầy còn vô tình hủy diệt những chủng loại khác và có thể làm lung lay sự quân bình tự nhiên của hệ sinh thái.
Chúng ta biết thuốc rầy gia tăng nồng độ khi thú lớn ăn thú bé.
Loài thủy cầm như chim lặn, trên đỉnh chuỗi thực phẩm, có thể chứa gấp 80.000 lần độc tố trong cơ thể so với các loài sống trong nước.
Chúng ta biết 50 hóa chất trong thuốc rầy bị nghi là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Chúng ta biết, so với rau cải, thịt có gấp 14 lần dư lượng thuốc rầy.
Dư lượng thuốc rầy đọng lại trong phần đông thực phẩm của chúng ta.
Chúng ta biết, nếu không cần phải nuôi nông súc, nông dân có thể trở lại phương pháp trồng trọt luân canh.
Họ có thể canh nông hữu cơ và từ bỏ những chất dẫn xuất từ khí độc tê liệt thần kinh.
Những đòi hỏi liên tục bắt buộc đất phải sản xuất thêm nhiều vụ mùa để nuôi nông súc là lối sống không bền vững.
Mức độ sản xuất gia tăng như vậy chỉ có thể đạt được tạm thời, bằng cách đổ tràn trên đất những phân bón ni-tơ đắt tiền.
Một số ni-tơ chảy ra sông, khiến rong rêu mọc nhiều hơn, làm vi khuẩn sinh sản và bóp nghẹt mọi sự sống trong nước.
Một số ni-tơ tuôn tràn ra những hồ trữ nước dưới lòng đất.
Những đòi hỏi liên tục bắt buộc đất phải sản xuất thêm nhiều vụ mùa để nuôi nông súc là lối sống không bền vững.
Mức độ sản xuất gia tăng như vậy chỉ có thể đạt được tạm thời, bằng cách đổ tràn trên đất những phân bón ni-tơ đắt tiền.
Một số ni-tơ chảy ra sông, khiến rong rêu mọc nhiều hơn, làm vi khuẩn sinh sản và bóp nghẹt mọi sự sống trong nước.
Một số ni-tơ tuôn tràn ra những hồ trữ nước dưới lòng đất.
Nhưng nếu chúng ta ngưng ăn thịt thú vật thì toàn thể dân số trên Địa Cầu có thể được ăn uống đầy đủ, chỉ dùng 30% diện tích đất mà lại không cần phân hóa học.
Đất sẽ được thở trở lại, tự tái sinh, khôi phục sức khỏe.
SỰ THẬT 1:
*38% ngũ cốc trên thế giới được dùng để nuôi nông súc.
*38% ngũ cốc trên thế giới được dùng để nuôi nông súc.
Trung bình, 10 kg ngũ cốc nuôi nông súc chỉ sản xuất được 1 kg thịt - phần còn lại trở thành phân bón.
*Nuôi 1 người ăn thịt tốn gấp đôi diện tích đất so với 1 người ăn chay. Người ăn thuần chay chỉ tốn 1/2 diện tích đó. Chỉ riêng xứ Anh có thể nuôi sống 250 triệu người ăn thuần chay.
*Nếu cả thế giới ăn theo kiểu Mỹ, chỉ phân nửa dân số hiện giờ mới có đủ ăn mà thôi.
(Nguồn: www.GlobeTransformer.org, www.vegetarismus.ch/video/vsuk_skripte.htm)
*Nuôi 1 người ăn thịt tốn gấp đôi diện tích đất so với 1 người ăn chay. Người ăn thuần chay chỉ tốn 1/2 diện tích đó. Chỉ riêng xứ Anh có thể nuôi sống 250 triệu người ăn thuần chay.
*Nếu cả thế giới ăn theo kiểu Mỹ, chỉ phân nửa dân số hiện giờ mới có đủ ăn mà thôi.
(Nguồn: www.GlobeTransformer.org, www.vegetarismus.ch/video/vsuk_skripte.htm)