Tuesday, February 23, 2010

Phim Tài Liệu: Phim "Nuốt Sống Địa Cầu" (3-6 - HNTC, Đất Khô, Mưa A-xít, Đại dương)

Bé Hải Cẩu

Việc ăn thịt ngày càng ảnh hưởng trầm trọng đến toàn thể Địa Cầu, đến mạng sống của cư dân trên hành tinh này, bao gồm loài người, các bạn thú và rừng cây, sông nước. Và bạn có biết, cá cũng bị bệnh ung thư, rồi có người trong chúng ta ăn vào? Hôm nay mời bạn xem tiếp một phần trong phim tài liệu “Nuốt Sống Địa Cầu” do ca nhạc sĩ Paul McCartney thuyết minh. Xin bấm vào đây để xem: Phim tài liệu "Nuốt Sống Địa Cầu"

Hâm Nóng Toàn Cầu

Năm 1989, phi hành đoàn từ trên không gian nhìn xuống thấy một đám khói khổng lồ từ hàng ngàn đám cháy trải dài 1 triệu dặm vuông ở vùng Amazon.
Đó là rừng mưa bị phát hoang cốt để chăn nuôi nông súc.
Khi cây cỏ bị đốt cháy, chất thán khí tích tụ phải thải ra, bay lên không trung, tạo thêm một tầng cách nhiệt, không cho sức nóng thoát ngoài Địa Cầu.
Rồi khi nông súc đến ở, hàng ngày mỗi con ợ ra khoảng 60 lít khí mê-tan, thế là thêm vào lớp thán khí kia.
Việc đốt rừng và hơi ợ của nông súc hợp thành nguyên nhân lớn thứ nhì gây ra hiệu ứng nhà kính.

SỰ THẬT 3:

Kể từ năm 1970, việc phá hủy rừng mưa châu Mỹ La-tinh đã thải ra 1,4 tỷ tấn thán khí trong bầu khí quyển.
Mê-tan gây 18% nạn hâm nóng toàn cầu; mỗi năm mê-tan lại tăng 1% trong không khí.

Nông súc thải ra 18% khí mê-tan trên thế giới. Có trên 1,3 tỷ nông súc trên hành tinh này.
26% khí mê-tan ở Anh quốc do nông súc thải ra.
Nông súc ở Anh quốc thải ra 1,15 triệu tấn mê-tan, gây thêm hâm nóng toàn cầu hàng năm.

Đất Khô Cằn

Hoa Kỳ, quốc gia ăn thịt nhiều nhất trên thế giới, đã mất 1/3 lớp đất bề mặt. Một diện tích rất lớn ở các tiểu bang miền Tây không còn dùng để canh tác, đất rất có thể sẽ trở thành đồng cỏ cho trâu.
Nguồn nước ngầm cạn nhanh hơn là nước mưa có thể bù đắp.
Đất không còn được dùng để cho nông súc gặm cỏ, mà nếu có, thì cũng tiêu thụ nhiều nước ở những nơi mới.
Nông súc đòi hỏi nước cũng tai hại như đòi hỏi thức ăn.
Bò được nuôi để lấy thịt, sống trên những đồng cỏ được tưới gấp 12 lần nước so với trồng rau cải.
Ở Anh quốc, gần nửa diện tích đất có thể canh tác được hiện đang bị xói mòn vì chăn nuôi quá độ đã hủy hoại cấu trúc của đất.

Mưa A-xít

Thế giới có một vấn nạn mới – một nguồn phân thú vật bất tận, trong hình thức dung dịch, ô nhiễm gấp 100 lần phân người, và cứ tiếp tục bài tiết, nhiều đến nỗi đất không sao thấm hết.
Vi khuẩn biến a-mô-nia thành a-xít. A-xít bốc hơi, hợp cùng ni-tơ o-xít từ phân bón, cộng thêm ô nhiễm kỹ nghệ, tạo thành mưa a-xít.
Hậu quả là đất chua không sản xuất được, còn rừng, sông, hồ đã chết hoặc đang hấp hối.
Vì môi trường bị thiên tai dồn dập, nạn mưa a-xít hầu như bị lãng quên nhưng lại đang tàn phá những vùng Bắc Âu và Bắc Mỹ.
Trong một vài quốc gia, dòng phân ô nhiễm là nguyên nhân chính.
Chấm dứt việc sản xuất nông súc sẽ giảm thiểu rất nhiều sự suy tàn.

SỰ THẬT 4:

1 con bò có thể bài tiết 23 tấn phân hàng năm
10 con heo có thể bài tiết 21 tấn phân hàng năm.
Phân trải khắp các vùng đất gây ra mưa a-xít, ô nhiễm đất và nước.

A-mô-nia từ chăn nuôi nông súc là nguyên nhân chính gây mưa a-xít, một vài vùng có độ a-xít hơn 70%.
Ở Hòa Lan, số nông súc nhiều hơn dân số loài người, với tỷ lệ 7:1. Nông dân đã được thông báo phải giảm 1/4 nông súc để cứu những cánh rừng dẫy chết.

Đại Dương Đau Khổ

Tàu đánh cá và lưới cá trên các đại dương ngày càng vớt thêm nhiều cá, ngay cả những loài cá bé.
Bộ phận tàu đánh cá càn quét sàn đại dương, tiêu hủy tất cả trên đường kéo lưới.
Hàng năm, có thêm các quốc gia tranh giành vùng lưới cá ngừ. Mỗi lần lưới cá ngừ là càng có thêm các loài cá voi, cá heo, cá đuối, chim biển, rùa, cá mập bị mất mạng.
Một vài quốc gia hãy còn tàn sát cá voi. Đây là một loài hữu nhủ có ngôn ngữ phức tạp hơn tiếng nói loài người, nhưng chúng ta không sao hiểu được một chữ.
Kỹ nghệ chăn nuôi tàn khốc cũng đến những vùng biển Âu châu. Lần này, loài cá hồi, một giống cá di cư bí ẩn, là nạn nhân bị bắt.
Giống như chim én bị nhốt trong lồng.
Bị nhét chật kín trong chuồng, cá chỉ có thể sống sót nhờ vào thuốc trụ sinh và thuốc rầy. Để thu hút người mua, cá bị nhuộm bởi một chất hóa chất mà Hoa Kỳ đã cấm.
Để nuôi những chú cá tù đày, người ta lại lưới những loại cá biển khác... Mất 5 cân Anh cá biển để sản xuất 1 cân Anh thịt cá hồi.
PCB là những hóa chất kỹ nghệ, thuộc loại độc hại nhất từ trước đến nay. Giờ đây, các chất này ảnh hưởng hầu hết toàn bộ chuỗi dây chuyền thực phẩm ngoài biển cả.

SỰ THẬT 5:

Trên thế giới, trong 17 hãng đánh cá có 9 hãng đang xuống dốc trầm trọng. Những hãng còn lại cũng đã đến mức giới hạn rồi.
Trên thế giới, hàng năm người ta bỏ ra 124 tỷ Mỹ kim để bắt cá, nhưng trị giá thâu nhập chỉ bằng 70 tỷ.

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy trên 40% cá bắt từ Biển Bắc đều bệnh hoạn, thường là có bướu ung thư.
Khoảng 240.000 tấn chất độc PCB (Anh quốc đã cấm từ năm 1980) đang hiện diện trong đại dương.

Loài cá hồi có bản năng di cư mạnh mẽ lại bị giam trong xưởng nuôi cá, mật độ 15 kg mỗi mét vuông.