(Trích từ bài của ký giả Xuân Hồng
BBC Việt Ngữ - Tường thuật từ sông Mekong)
“Tôi cho rằng đây là khởi đầu mới, một đường đi mới, một tư duy mới, để đi tới một cam kết chính trị nhằm giải quyết khốI lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính,” tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh thuộc Ủy Ban Cered đã nói như trên từ Cần Thơ nhân ngày khai mạc Hội Nghị Thượng Đỉnh về Biến Đổi Khí hậu tại Copenhagen.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, giải thích nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính chính là khối lượng khí thải từ công nghiệp và nông nghiệp làm cho bầu khí quyển của trái đất nóng ấm lên và gây ra một số xáo trộn thời tiết.
Ông hy vọng Hội nghị Thượng Đỉnh, mà Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự, sẽ đưa ra được một cam kết chính tri nhằm cắt giảm khí thải công nghiệp, tuy nhiên, cả thế giới đều trông chờ hai tác nhân chính là Hoa Kỳ và Trung Quốc, chưa công bố mức cắt giảm cụ thể.
Thế nhưng, những lời phát biểu và cam kết nếu có, sẽ có tác động như thề nào lên đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa chính của nước Việt Nam?
Biến đổi hay nóng ấm
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh đề nghị nên thay thế từ “biến đổI khí hậu” bằng “nóng ấm toàn cầu” vì hiện tượng “nóng ấm” gây ra “biến đổi”.
Nóng ấm sẽ làm cho thể tích nước biển giãn nở khiến mực nước biển dâng lên theo sự dự đoán của các nhà khoa học trên thế giới.
Theo tình trạng đó, một số nước có tiếp giáp với biển, trong số này có Việt Nam và nhất là đồng bằng sông Cửu Long, sẽ bị ngập nước.
Nếu mực nước biển dâng lên một mét, vùng châu thổ sông Cửu Long sẽ mất đi trên hai triệu héc-ta đất canh tác.
Theo tiến sĩ Võ Tòng Xuân, một chuyên viên về lúa gạo, hiện nay chưa có tình trạng nước biển ngập các cánh đồng lúa tại đồng bằng song Cửu Long, tuy nhiên có hiện tượng nước biển xâm nhập sâu vào đất liền.
Riêng tại tỉnh Tiền Giang, các cơ quan đặc trách về tài nguyên môi trường ghi nhận là độ mặn của nước đã tăng cao hơn tại nơi xa nhất là 120 cây số ảnh hưởng đến việc sản xuất hoa mầu và thùy sản.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng ty thủy sản Bến Tre, mực nước biển tại vùng Cửa Bình Đại, đã tăng lên so vớI cách đây 5 năm.
Tuy ông không có đưa ra một con số cụ thể, nhưng ông có dẫn tôi và các phóng viên BBC đến một nơi “mà cách đây năm năm, mực nước biển cao nhất chỉ lên đến chỗ mà chúng ta đứng đến 300 mét ”.
Nay nước biển đã làm “sạt lở” bờ biển đến tận hàng cây đước, ông Nguyễn Văn Dũng đã chỉ cho chúng tôi thấy khi cùng đoàn phóng viên BBC về lưu vực Mekong tìm hiểu đề tài Biến đổi Khí hậu.
Ông Nguyễn Văn Dũng nói rằng vì hiện tượng mà sự cấu tạo của môi trường nuôi nghêu, một trong các nguồn thu lợi chính của ngư dân, cũng đang phải đối phó với các thách thức.
Ông Dũng nói rằng loại nghêu sống trong vùng nước có độ mặn 7/1000 và nay độ mặn của nước trong vùng này đã tăng lên gấp đôi lên đến 15 phần ngàn, ảnh hưởng đến tăng trưởng cùa nghêu và các loài thủy sản khác và đồng thời tăng thêm rủi ro chúng bị bệnh.
Ông Dũng cho biết nói chung vì không có giống lúa chịu mặn, nên trong vùng từ bờ biển đến 15 cây số vào sâu trong đất liền, nông dân trồng lúa không có lời. Vùng Cửa Bình Đại cũng đang cho trồng mới một khu rừng phòng hộ mà chủ yếu là cây đước dọc theo bờ biển như tại Cần Giờ.
Nóng hơn
Khi đến khai mạc dự án “Việt Nam và Biến đổi Khí hậu” của đài BBC, tiến sĩ Võ Tòng Xuân, một chuyên viên về lúa gạo, nói rằng nhà nông tại đồng bằng sông Cửu Long chưa có khái niệm nhiều về biến đổi khí hậu.
Ông nói rằng nếu hỏi nhà nông Việt Nam rằng “Trời dạo này có nóng hơn hay không?” thì tất cả sẽ đưa ra cùng một câu giải đáp là “nóng hơn”.
“Nóng hơn” đối với nông dân là có nhiều nguy cơ lúa sẽ bị lép và sâu rày sẽ nhiều hơn.
Theo sự tiên đoán của các nhà khoa học, bầu khí quyển trái đất sẽ nóng hơn hiện nay trong một tương lai gần.
Nguồn:
www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091208_xuanhong_mekong.shtml
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU… NÓNG ẤM TOÀN CẦU…
“Viễn ảnh thật thê thảm – nếu nhân loại không hành động, biến đổi khí hậu sẽ có hậu quả tàn khốc. Hãy bớt ăn thịt – thịt là một hàng thải ra rất nhiều thán khí.”
~ Tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về Biến Đổi Khí Hậu Liên Hiệp Quốc (IPCC), giải Nobel Hòa Bình 2007
“Tôi nghĩ giảm bớt và thay vào đó bằng trái cây, rau cải là một chọn lựa có trách nhiệm.”
~ Al Gore, cựu phó tổng thống Hoa Kỳ, tác giả quyển “Một Sự Thật Bất Tiện,” giải Nobel Hòa Bình 2007
“Nói về hành động cá nhân, thay đổi cách ăn uống là điều tốt nhất mà quý vị có thể làm.”
~ Tiến sĩ James Hansen, giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard, Cơ Quan Quản trị Hàng Không & Không Gian Hoa Kỳ (NASA)
“Thịt phí phạm nước và tạo ra nhiều khí thải nhà kính, gây áp lực vô cùng lớn lao cho nguồn nguyên liệu của Địa Cầu. Ăn chay tốt hơn.”
~ Ngài Nicholas Stern, nguyên trưởng chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới (World Bank)
BỚT THỊT CÁ... NHIỀU RAU QUẢ...